“SushiSwap tồn tại trên mười hai chuỗi khác nhau với 12 phiên bản riêng biệt hoạt động trong mỗi hệ sinh thái. Nếu họ muốn đồng bộ hóa trạng thái với phiên bản Ethereum chính của mình, họ sẽ phải viết mã để sử dụng Wormhole, Rainbow Bridge, Polygon Network Bridge, Avalanche Bridge, v.v. . Kết quả cuối cùng là mười một bộ mã, với mười một giao diện khác nhau và mười một thuộc tính bảo mật khác nhau. Ngày nay, các Layer1 và Layer 2 liên tục ra đời và thay đổi, điều này trở thành một đề xuất không thể quản lý được.”
Khi hai người nói hai ngôn ngữ khác nhau, muốn hiểu nhau thì phải biết ngôn ngữ của nhau, hoặc cả hai cùng biết một ngôn ngữ chung. Tương tự, các blockchains cũng vậy. Nhưng vấn đề là hầu hết các blockhain hiện nay không tự mình giao tiếp với các blockchain khác nên cần có “một người trung gian giúp phiên dịch”.
Nhận thấy nhu cầu GIAO TIẾP giữa các chuỗi, các dự án blockchain bắt đầu hướng tới việc xây dựng doanh nghiệp của họ thành doanh nghiệp đa chuỗi. Đó là Allbrigdes (x9 lần), NFTb (x40 lần), PolkdaBrigdes (x50 lần), AnySwap (đổi tên thành Multichain, x300 lần, được Binance Labs và các quỹ khác đầu tư 60 triệu đô la). Một số dự án lớn cũng theo đó mà triển khai Multichain cho doanh nghiệp của họ (Suhsiswap https://twitter.com/sushiswap/status/1426040008004173829?s=21 và UniSwap https://twitter.com/uniswap/status/1484557474942398471?s=21 )
VẤN ĐỀ của các giải pháp Multichain hiện tại:
Tuy nhiên, một Dapp Multichain hoạt động trên càng nhiều chuỗi sẽ cần càng nhiều bộ code khác nhau cùng với các thuộc tính khác nhau. Vì vậy, cần có một phương pháp đơn giản để khi một Dapp có bản cập nhật, nó không phải mã hóa lại “12 lần” với “12 thuộc tính riêng biệt” đó. Trong nhóm có 12 thằng, mỗi người một thứ tiếng, giờ bắt một đứa học hết 11 thứ tiếng kia rồi biên dịch lại, các bạn có thấy nản không? (chưa kể có những từ chuyên ngành nữa, mệt lắm)
Nhược điểm thứ hai của giải pháp Multichain hiện tại, đó là ngay cả trong cùng một dự án nhưng khác chuỗi, nếu bạn muốn thực hiện các hoạt động DeFi (farm, cho vay, mượn, swap, …), bạn phải dùng bridge để chuyển mã thông báo từ chuỗi thành chính nó nhưng ở chuỗi khác, sau đó mới có thể thực hiện các thao tác DeFi. Ví dụ: nếu bạn muốn hoán đổi USDT (chuỗi ethereum) sang BabyDoge (Chuỗi Binance), thì bạn phải hoán đổi USDT từ chuỗi Ethereum sang USDT trên Binance Chain, rồi cuối cùng hoán đổi USDT để lấy BabyDoge.
Một nhược điểm khác nữa là nếu một dự án DeFi (ví dụ: Uniswap, Cake,…) muốn có pool thanh khoản USDT – BaByDoge trên chuỗi Ethereum, thì trước tiên chính BabyDoge phải là một dự án Multichain có token trên chuỗi Ethereum để đưa vào pool của dự án đó. Nhưng thực tế thì BabyDoge không có token ERC20.
Nhược điểm của Cross-chain:
Do thị trường đã có khá nhiều blockchain khác nhau nên các Dapps Multichain phải chấp nhận học thêm nhiều ngôn ngữ khác hoặc thuê một người trung gian phiên dịch.
Và thế là LayerZero ra đời.
Với LayerZero, các dự án chỉ cần một cấu trúc duy nhất cho tất cả các chuỗi. “Từ giờ bạn không cần phải có 12 bộ code, 12 giao diện, 12 thuộc tính để theo đuổi 12 chain nữa. Bạn chỉ cần tập trung vào bản thân, còn cả thế giới sẽ để tôi lo” _ LayerZero nói
Cũng chính vì có một cấu trúc duy nhất nên khi bạn làm việc trên các dự án DeFi, công việc trở nên hoàn toàn đơn giản như trên một dự án chuỗi đơn. Các hoạt động DeFi trở nên đơn giản hơn và tính thanh khoản trở nên lớn hơn nhờ khả năng liên kết các nhóm thanh khoản của một cặp giao dịch giữa các chuỗi khác nhau liền mạch thành một.
Ví dụ: một dự án DeFi hoạt động trên 2 chuỗi khác nhau (ví dụ: ETH, BNB), cặp giao dịch ETH/USDT trên chuỗi này sẽ cần 5 nhóm thanh khoản khác nhau. Thông thường, nếu ai đó đang nuôi LP trên chuỗi ETH, muốn rời khỏi chuỗi ETH để chuyển sang chuỗi BNB, họ cần giải phóng ETH và USDT khỏi nhóm thanh khoản trên chuỗi ETH, rút tiền, chuyển đổi tài sản sang BEP20, gửi vào dự án DeFI trên chuỗi BNB và cuối cùng là thêm LP. Với LayerZero, bạn canh tác trên bất kỳ chuỗi nào cũng giống nhau vì chúng sẽ tổng hợp và chia đều lợi nhuận cho từng nhóm thanh khoản trên cả hai chuỗi. Đồng thời, 2 nhóm này được liên kết liền mạch với nhau thành một, vì vậy nhóm thanh khoản mới sẽ có tính thanh khoản tương đương với 2 nhóm này cộng lại. Điều này cũng đúng đối với một dự án đang làm việc trên 5, 10 hoặc thậm chí 100 chuỗi khác nhau.
Điểm khác biệt của LayerZero so vơi các crosschain bridge khác:
Hầu hết các crosschain bridge hiện tại đều hoạt động theo một nguyên lý. Đó là khi một user muốn chuyển token Dogecoin từ blockchain Ethereum sang blockchain Binance Smart Chain, thường thì các bridge sẽ khoá token Dogecoin ở Ethereum của bạn và giải phóng một token Dogecoin khác ở BSC. Về bản chất thì đây không phải là giao tiếp xuyên chuyễn. Hơn nữa, giả sử bridge trung gian đó muốn gian lận thì sẽ ảnh hưởng đến Dogecoin ở cả 2 chain.
Ví dụ đơn giản là nếu bạn muốn bay từ Việt Nam sang Qatar xem chung kết worldcup 2022 để cổ vũ cho Argentina hoặc Pháp, bạn sẽ phải bay sang HongKong rồi từ HongKong mới đến được Qatar. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro nếu như HongKong có bạo loạn, covid, HongKong muốn chơi Việt Nam một vố hoặc do cơ chế pháp lý khác nhau mà bạn bị giữ lại thì heo ăn. Còn với LayerZero Protocol thì bạn sẽ được bay thẳng từ Việt Nam sang Qatar luôn.
KẾT LUẬN:
Trên coinmarketcap, anh em check explorer của các dự án multichain sẽ thấy, các dự án sẽ có rất nhiều token ở các chain khác nhau. Đây là cách hoạt động của multichain. Việc phải có nhiều token dẫn đến quá trình xây dựng, phát triển và updated dự án rất phức tạp. Về phía người dùng thì làm cho thao tác DeFi bị phức tạp, và làm cho tính thanh khoản của một dự án trên một Dex bị phân mảnh, do đó tính thanh khoản cũng bị giảm đi đáng kể. Đây chính là lý do mà DEX là nhu cầu cấp thiết từ 2018 nhưng đến nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Với LayerZero Protocol, tất cả các vấn đề này đều được giải quyết.