Vitalik đã từng nói: “Just as there is no ‘official’ Ethereum client, there is no ‘official’ Ethereum layer 2. Multiple teams will implement their version of a layer 2, and the ecosystem as a whole will benefit from a diversity of design approaches that are optimized for different use cases. Much like we have multiple Ethereum clients developed by multiple teams in order to have diversity in the network, this too will be how layer 2s develop in the future.”
Tạm dịch là: “Giống như việc không có ứng dụng khách Ethereum chính thức, sẽ không có lớp 2 Ethereum chính thức. Nhiều nhóm sẽ triển khai phiên bản lớp 2 của họ và toàn bộ hệ sinh thái sẽ được hưởng lợi từ sự đa dạng của các phương pháp thiết kế được tối ưu hóa cho các trường hợp sử dụng khác nhau. Giống như chúng ta có nhiều Dapp Ethereum được phát triển bởi nhiều nhóm để có sự đa dạng trong mạng lưới, đây cũng sẽ là cách lớp 2 phát triển trong tương lai.”
Note: Khuyến khích ae đọc Kiến thức Blockchain từ Mẫu Giáo đến Cao Học và Lý do kèo x100 lần hoàn toàn có khả năng x100!- Phần 1 và Phần 2 trước.
Layer2 là gì
Vẫn là ví dụ về câu chuyện nhà kho bao gồm 100 nhân viên trong P1 và P2. Một ngày nào đó, khi mà tình hình kinh doanh tốt lên dẫn đến số lượng hoá đơn xuất/nhập kho nhiều lên, thì 100 sẽ bị quá tải vì công việc quá nhiều. Giả sử vì không gian làm việc có hạn nên không thể tuyển thêm nhân viên được nữa, bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?
ETH sẽ đi thuê một bên thứ ba xử lý bớt các đơn hàng. Công việc của bên thứ 3 sẽ là phụ ETH xử lý một lượng hàng hoá cho các hoá đơn kèm theo. Vì bên thứ 3 chỉ được giao xử lý hàng hoá theo yêu cầu của ETH nên các thông tin cần bảo mật vẫn bảo mật được. Sau khi bên thứ ba xong việc, ho cung cấp thông tin số hàng đã xử lý cùng số dư hàng tồn kho cuối kỳ cho ETH và ETH sẽ cập nhật vào sổ của họ. Đây chính là cách mà Layer2 làm việc. Nếu bên thứ ba vừa xử lý giao dịch của riêng họ (tức là họ cũng có nhà kho của họ), còn xử lý cho ETH là nhận thêm thì đó là cách làm việc của State Channel, Plasma, SideChain. Nếu bên thứ 3 chỉ tập trung hỗ trợ xử lý cho ETH, các thông tin quan trọng đều được lưu trữ bên ETH đó là cách làm việc của Optimistic Rollups và ZK Rollups. Layer2 Rollups hoạt động theo kiểu chỉ tập trung xử lý giao dịch một cách chuẩn chỉnh và báo cáo lại cho ETH, còn ETH là nơi lưu trữ các thông tin này, đảm bảo chúng logic, thống nhất và an toàn. Đây cũng chính là lý do Polygon (State channel) không được fomo như Optimism và Arbitrum (Rollups).
Zero KnowLedge là gì?
Các Layer2 khác sau khi xử lý các giao dịch xong, họ sẽ báo cáo về ETH: “Hôm nay tụi tao đã giao loại hàng gì, số lượng bao nhiêu, đến nơi nào, hàng tồn kho còn bao nhiêu, các hoá đơn chi tiết liên quan đến từng loại hàng và số dư cuối kỳ”. ETH sẽ so sánh, đối chiếu với các số liệu của họ rồi mới lưu vào sổ sách.
Nếu bên thứ 3 chỉ việc cầm cái hoá đơn đã giao hàng do các cửa hàng cần được giao cung cấp, cùng với thông tin số dư hàng tồn kho cuối kỳ đem về cho ETH thì đây là Zero Knowledge. Gọi là Zero Knowledge bởi vì ETH không hề có cơ sở nào đảm bảo các giao dịch đã diễn ra đúng như họ yêu cầu, lỡ bên thứ 3 nó ăn gian khai khống cái “hoá đơn đã giao hàng” để ăn bớt thì sao? Tất nhiên, ETH có thể kiểm soát bằng cách xem các hoá đơn yêu cầu tổng hàng hoá bao nhiêu rồi giao cho bên thứ 3 đúng số lượng hàng hoá như vậy, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, mặc dù rủi ro đó rất nhỏ. Chính vì nhược điểm này nên ad đã có bài viết: “Trend ZK và cú tát cực mạnh cho ae fomo Zero Knowledge”
ZK Rollups sẽ đánh bại các Layer2 khác?
Giải thích gì cho nhiều. Kết luận luôn là: KHÔNG BAO GIỜ. ZK Rollups và Optimistic Rollups sẽ góp phần giúp ETH và hệ sinh thái của nó hoạt động mượt hơn. Còn bảo mật thì có ETH lo. Kết hợp lại với nhau, chúng là giải pháp duy nhất và tối ưu nhất để giải quyết vấn đề Blockchain Trillema (Sharding thì không thực sự Decentralized như P2 mình đã viết)