Nhờ Magpie Protocol, kết hợp với LayerZero, một thế hệ DEX mới sẽ sang xịn mịn hơn và vượt mặt tất cả các CEX hiện tại.

Vẫn là câu nói quyen thuộc, “bài viết sẽ tập trung chỉ ra cách hoạt động, tiềm năng và ứng dụng của Magpie theo cách DỄ HIỂU NHẤT thay vì viết Magpie Protocol là gì”.

 

Đầu tiên, ae cần lưu ý là trên Coinmarketcap cũng có một token tên là Magpie, hoạt trộng trên chuỗi Binance chain, hoàn toàn khác với Magpie Protocol mà mình đang nói đến. Để đảm bảo anh em không nhầm lẫn, sau đây là website và các channel chính thức của Magpie:

 

 

Magpie Protocol là một giao thức tổng hợp xuyên chuỗi, đang hoạt động trên các chain phổ biến nhất hiện nay như Ethereum, Polygon, Binance Chain, Avalanche, và các Layer2 của ETH như Optimism, Arbitrum và ZKSync. Trong tương lai, Magpie sẽ hỗ trợ nhiều chain hơn bao gồm cả EVM và non-EVM.

 

Hiện tại, Magpie đã hợp tác với Uni Swap, Shushi Swap và PanCake Swap. Câu hỏi đặt ra là 3 ông lớn này đã triển khai multichain function, vậy cần thêm Magpie để làm gì?

 

Ví dụ bây giờ ae cần xả 10 triệu Đô tiền BTC hoặc ETH, anh em sẽ xả trên DEX hay CEX? (Decentralized Exchange: Sàn phi tập trung; Centralized Exchange: Sàn tập trung)? => Rõ ràng là phải đem lên Binance xả lấy USDT rồi. Mấy sàn DEX làm gì đủ thanh khoản để xả số này? Cỡ như ngày xưa, lúc chỉ có mỗi mạng Ethereum, nhưng vol thì là của ngày nay thì may ra đủ xả. Chứ giờ tiền nó phân bổ mỗi nơi một ít thì làm sao đủ thanh khoản mà xả hết 10 triệu Đô được, nó trượt giá sấp mặt luôn. Đây là một trong số các lý do cơ bản nhất làm cho DEX chưa được phổ biến như CEX.

 

Lý do thứ hai khiến DEX ít được ưa chuộng hơn CEX là vì thao tác rườm rà rắc rối, quá nhiều thao tác cho một lệnh liên quan cross-chain.

 

Lý do thứ ba là, các lệnh cross-chain cần sử dụng bridge, mà các bridge thì không an toàn. Ví dụ, khi ae cần chuyển ETH từ mạng Ethereum sang Binance Chain, các Brigde sẽ khoá ETH của em trong Liquid của nó (tức là nó cầm tiền của ae), rồi nó mint ra một token ETH khác trên Binance chain. Token ETH trên Binance được gọi là ETH được Wrapped, ký hiệu là WTH. Mặc dù được neo giá bằng với ETH gốc, nhưng nó được định giá và đảm bảo bởi bridge mà ae sử dụng nên nếu mà bridge đó bị hack hoặc bridge đó muốn scam thì số WETH của em sẽ không có giá trị.

 

Tất nhiên, DEX nó có nhiều ưu điểm riêng của nó. AE có chút kinh nghiệm trong thị trường đều rất rõ là DEX nó ko cầm tiền của ae, không cần thông tin cá nhân của ae và DEX có nhiều kèo XXX cũng rất dữ. Nhưng chính các nhược điểm của DEX là lý do mà LayerZero và Magpie sẽ là cơ hội vàng cho ae XXX tài khoản.

 

Lý do LayerZero sẽ là cơ hội XXX tài khoản cho ae có ở ĐÂY.

 

 

Còn về Magpie, chúng ta có 4 gạch đầu dòng:

 

  1.  Các tính năng liên quan đến thao tác chuỗi chéo trở nên phức tạp khi phải hoán đổi qua lại giữa các token thuộc các chain khác nhau. Nhờ Magpie, các token sẽ là các token gốc (thay vì WBNB sẽ là BNB chính hãng) nên các thao tác trở nên đơn giản hơn nhiều. Nhờ đó mà user cảm thấy thoải mái mà các developer cũng giảm tải được nhiều do không phải code thêm nhiều thứ phức tạp. (Ông nào hay trải nghiệm dex rất rõ mấy cái này)
  2. Khi ae muốn bán ETH lấy BNB trên Uniswap. Magpie sẽ hỗ trợ Uniswap chuyển ETH thành một token stable coin khác (ví dụ như USDT), sau đó bán USDT thành BNB và trả cho ae. Thao tác này, nếu không có Magpie thì các sàn multichain vẫn tự swap được. Nhưng có Magpie thì thao tác sẽ nhanh hơn và chi phí sẽ rẻ hơn nhiều. Một điều nữa, đặc điểm làm cho Magpie trở nên ĐẶC BIỆT quan trọng là các sàn multichain không thể thực hiện nếu lệnh swap đó có volume lớn. Nếu ae bán 10 triệu USD thì bản thân Uni Swap cũng không thể đảm bảo thanh khoản được (huống chi các sàn nhỏ khác). Magpie sẽ lo được bằng cách lấy thanh khoản từ các Liquid Pool khác nhau ở các chain khác nhau từ các DEX khác nhau. Kiểu như một DEX làm chẳng nên non vậy, có Magpie thì nhiều DEX chụm lại nên thanh khoản sẽ lớn hơn => Giải quyết được vấn đề thanh khoản và phân mảnh thanh khoản.
  3. Nếu muốn swap từ ETH sang USDT chỉ trên mỗi mạng Ethereum thì sao? => Thuật toán của Magpie sẽ giúp DEX tìm thấy pool có khả năng thanh khoản tốt nhất với mức trượt giá ít nhất và phí giao dịch thấp nhất. Vậy thì không chỉ cross-chain, mà onchain cũng cần tới Magpie Protocol.
  4. Magpie không cầm tiền của ae. Khi ae thực hiện một lệnh swap, việc chuyển đổi từ ETH sang USDT là ae thao tác trên DEX, Magpie là con trỏ chỉ đường để DEX tìm ra hướng đi tốt nhất và có lợi nhất cho ae. Mà sàn các thao tác trên DEX là do contract thực hiện nên không bao giờ có chuyện mất tiền.

 

KẾT LUẬN: CÓ 2 Ý QUAN TRỌNG:

  • Để DEX được như CEX, thì DEX cần phải đơn giản hoá các thao tác cho user, giải quyết được vấn đề thanh khoản, chi phí và tốc độ giao dịch. Với sự ra đời của LayerZero, Magpie và Layer2, tất cả các vấn đề này sẽ được giải quyết. Cộng với ưu điểm là user tự giữ tiền và không lấy thông tin người dùng, việc DEX vượt mặt CEX là tương lai không xa, sau mùa siêu Úp Trend halving giai đoạn 2024-2025 chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều này.
  • Multichain là tương lai tất yếu nên ông nào cũng sẽ phải triển khai đa chuỗi. Các dự án nhỏ đã triển khai multichain khá sớm nhưng vì chúng la dự án nhỏ nên kém an toàn. Còn các dự án top đầu như Uniswap, Sushiswap, Pancakeswap cũng đã bắt đầu triển khai multichain nhưng vì to lớn nên sẽ cồng kềnh và chậm chạp trong việc đổi mới. Việc hợp tác với LayerZero và Magpie là một việc cực kỳ quan trọng và cần thiết để các dự án to lớn này bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, nhờ vào khả năng tìm kiếm và kết nối tới bất kỳ Liquid pool nào của bất kỳ DEX nào trên bất kỳ chain nào làm cho LayerZero và Magpie trở nên cực kỳ cần thiết đối với mọi DEX. Do đó, việc có Marketcap ít nhất bằng thằng top 1 trong ngành là điều hiển nhiên và bằng tổng cộng marketcap của tất cả tụi DEX trong ngành là hoàn toàn có thể.

Bitcoin sắp bước vào sóng cuối? Tầm nhìn của Andreessen Horowitz (A16Z) khủng khiếp đến mức nào? Towns sẽ thành công nhờ tầm nhìn của A16Z hay nhờ lực bơm của đội Market Maker này?

Bitcoin sẽ bước vào sóng cuối?

Theo báo cáo Citibank thì nghành công nghiệp blockchain đang tiến đến điểm uốn công nghệ. Sắp tới sẽ có hàng tỷ người dùng với hàng nghìn tỷ USD giá trị.

 

 

Làn sóng chấp nhận tiền điện tử tiếp theo chắc chắn sẽ được thúc đẩy bởi sự gia tăng của CBDC và việc token hóa các tài sản thực (Real World Asset). Theo Ronit Ghose, giám đốc tài chính Citibank thì lưu thông CBDC có thể đạt 5 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này mặc dù đa số sẽ không hoàn toàn tương thích với blockchain, tuy nhiên một tỷ lệ không nhỏ vẫn cứ tương thích.

=> Nói tóm lại RWA và CBDC sẽ training phần còn lại của thế giới hiểu về tiền điện tử, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận crypto. Chỉ cuối thập kỷ này thôi quy mô crypto có thể lớn hơn hiện tại gấp nhiều lần nữa.

 

 

Nếu #BTC bước vào sóng cuối, điều gì sẽ diễn ra?

 

Khi BTC đi vào ổn định là lúc đó scam và ăn xổi sẽ ít hơn, các dự án mang tính ứng dụng thưc tiễn và có tính đường dài sẽ phát triển mạnh mẽ. Thu nhập sẽ rất lớn và nó năm ở chỗ ổn định và dài hạn. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận sẽ ít hơn các chu kỳ trước nhưng vẫn cao hơn kinh doanh truyền thống nhiều.

 

 

Towns – Đánh Giá và Thẩm Định

 

1. Đánh giá Founder

 

Ben Rubin (CEO):

– Thành lập “Here Not There Labs” – đơn vị phát triển Towns từ năm 2020
– Tìm kiếm đối tác đầu tư tại Sequoia Capital từ 2017 -2022, một trong những quỹ đầu tư rất lớn và nổi tiếng
– CEO & đồng sáng lập tại Houseparty từ 2012 – 2019 : là một dịch vụ mạng xã hội cho phép trò chuyện video nhóm thông qua các ứng dụng dành cho thiết bị di động và máy tính để bàn. Là một nhánh của Epic Games – 1là một nhà phát triển, phát hành trò chơi điện tử và phần mềm của Mỹ
– Theo học ĐH Công Nghệ Israel từ 2019 – 2024: được xem là “ngôi nhà” của những sáng tạo công nghệ đột phá của Israel và thế giới.

 

Brian Meek:

– 12 năm tại Microsoft (2003-2015): bắt đầu từ vị trí trưởng nhóm phát triển lên đến vị trí Giám đốc Phát triển của Skype – 1 dịch vụ tin nhắn rất nổi tiếng
– 2 năm CTO tại STRIVR Labs (2017-2019): 1 start up của ĐH Stanford về công nghệ thực tế ảo phát triển nhằm phục vụ training các vận động viên thể thao
– CTO tại Here “Not There Labs” từ 2020 đến nay

 

Nhận xét:

Dự án có 2 leader có profile cực kì ấn tượng. Rubin có thế mạnh về leading team, raising vốn và phát triển start up trong mảng social web 2. Còn Brian lại có khoảng 20 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng tin nhắn, thực tế ảo tại web2. Với profile như thế này, sẽ không khó để 2 người này tiếp tục làm việc cho các công ty lớn tại các vị trí CEO hay CTO, nhưng họ đã quyết định xây dựng một đội ngũ hoàn toàn mới với tầm nhìn Message on Web3. Điểm còn thiếu ở đây là họ chưa từng build 1 dự án nào trên web3 cũng. Tuy nhiên, A16Z đã sẵn sàng đặt cược 25 triệu USD chắc hẳn là đã đánh giá, thẩm định, trao đổi và tìm hiểu về khả năng của hai vị lãnh đạo này cũng như team của họ.

 

 

2. Đánh giá tiềm năng:

 

https://alpha.towns.com/login

 

https://alpha.towns.com/
Giao diện của Towns

 

Mục đích:

Cho phép người dùng xây dựng các channel, group on – chain và tùy chỉnh các tính năng như quyền truy cập, luật lệ, … thông qua các smart contract. Điểm đặc biệt là người sở hữu các channel, group này có thể chuyển nhượng, bán lại kênh/group của họ trên Etherum thông qua Smart Contract, DAO hoặc multi-sig (đa chữ kí).

Để dễ hiểu thì hiện tại các chủ kênh Facebook, Tiktok, Instagram muốn bán/chuyển nhượng kênh của họ thì họ sẽ thường phải làm việc qua các công ty trung gian, mối quan hệ của người quen,… Tuy nhiên, với Towns, thì chủ các kênh này có thể mua/bán kênh của mình bằng smart contract, tương tự như giao dịch NFT. Đây là một điểm cực kì tiên tiến, nhằm tạo thanh khoản cho market “Social channel/Group”, tạo động lực cho các KOL build-up dự án trên nền tảng.

 

Ngoài ra, Town cũng là một mô hình có khả năng trao quyền quyết định cho cộng đồng thông qua cơ chế DAO
Cụ thể, nếu một kênh được xây dựng với mục đích cộng đồng thì cộng đồng có quyền vote để thông qua hoặc phủ quyết các quyết định liên quan đến kênh của mình. Đây là một cơ chế độc đáo khi so với các mô hình kênh/channel trên các mạng xã hội truyền thống như Facebook, Discord,.. mô hình mà chủ kênh có thể làm bất kì điều gì họ muốn mà không quan tâm ý kiến của cộng đồng.

 

Cách thức vận hành:

 

Towns vận hành dựa trên 3 thành phần chính bao gồm: Towns Protocol, appTowns, daoTowns

 

  • Towns Protocol: Towns là một hệ thống được xây dựng dựa bằng các smart contract trên mạng lưới Etherum. Các hợp đồng thông minh này cho phép người dùng, khả năng mở rộng (extensible), soạn thảo (composable), nâng cấp (Upgradeable). Thông qua các tính năng này, người dùng có thể đặt ra các luật lệ (moderation), quyền truy cập (access) và cách thức tạo doanh thu cho kênh (monetization). Vì được xây dựng trên Ethereum, nên Town Network được sẽ là một mạng lưới mã hóa đầu cuối (end-to-end encrypted) được bảo vệ và xác thức bởi cơ chế proof-of-stake nodes

 

  • AppTowns: appTowns cho phép người dùng tương tác với nhau như: cùng nhau chơi game on-chain, mua bán trao đổi crypto trên kênh/group của mình, quản trị DAO,…. Hầu hết các tính năng nay chưa được tích hợp trên các nền tảng social media Web2 như Discord, Facebook. Ngoài ra, Trong tương lai, khi mô hình phát triển hơn, Towns sẽ tích hợp thêm nhiều tính năng thú vị hơn nữa để thu hút user.

 

  • DaoTowns: Towns được quản trị và bảo vệ bởi Towns DAO, một nhóm mới cam kết thúc đẩy sự phát triển của Towns
    Towns DAO đưa ra các quyết định quan trọng cho nền tảng này như: lộ trình phát triển, các đề xuất nâng cấp, quản lý quỹ,… Thành phần của DAOTowns bao gồm: người dùng, người vận hành node, chủ sở hữu kênh, core team, …

 

 

3. Đánh giá đối thủ

 

a. Đối thủ trên Web2

Hiện tại, các ông lớn như Discord hay Facebook hoàn toàn có thể phát triển các tính năng tương tự như ý tưởng của Towns. Thậm chí, với ưu thế về số lượng người dùng lớn, một khi các ông lớn này quyết tâm cho mass adoption thì Towns sẽ vấp phải sự cạnh tranh cực kì lớn. Nhược điểm là họ quá lớn để di chuyển qua Web3, nếu họ build thêm một dự án Web3 rồi dịch chuyển dần users sang thì sẽ mất nhiều thời gian vì vừa phải build vừa phải vận hành song song cả hai cái.

 

b. Đối thủ trên Web3

 

Lens protocol: Khi nhắc đến social meida Web 3, hầu hết cộng đồng crypto sẽ nghĩ ngay đến Lens protocol nhất là sau khi giá NFT tăng chóng mặt từ khoảng 5usd lên gần 200usd. Lens cũng cho phép người sở hữu kênh bán kênh của mình như 1 NFT. Tuy nhiên, Lens hiện tại mới phát triển như Facebook ở thời điểm mới ra mắt – tức là tập trung vào các tính năng của page cá nhân. Tính năng tạo nhóm hay kênh, chưa được tích hợp. Cho nên Towns vẫn có lợi thế cạnh tranh ở điểm này so với Lens Protocol

 

Open Network (TON) – backup by Telegram: TON là 1 layer -1 đã triển khai nền tảng quản trị on-chain của mình vào đầu năm 2023. Trước khi được chuyển giao quyền quản trị cho cộng đồng thì TON là một nền tảng được Telegram khởi xướng. Dù đã không còn thuộc về Telegram, nhưng Toncoin vẫn được tích hợp chuyển tiền trên ứng dụng và mới đây còn được dùng trong thị trường đấu giá tên người dùng. Điểm mạnh của TON là nó cung cấp đa dạng các loại dịch vụ cho người dùng, từ chức năng thanh toán, lưu trữ, tên miền, giao thức ẩn danh, … Tuy nhiên, chính điều này lại là một điểm yếu khi so sánh Towns và TON. Khi mà Towns chỉ tập chung build social media thì TON lại phân tán và không có một sản phẩm cốt lõi để tạo điểm nhấn cho người dùng

 

 

Tầm nhìn của Andreessen Horowitz (A16Z) khủng khiếp đến mức nào?

 

Andreessen Horowitz (A16Z) đã quá nổi tiếng với sự mát tay của mình đối với các start-up trong giới crypto. Các dự án nổi bật có thể kể đến như: Near, Solana, Celo, ICP, DYDX, AVAX,… với ROI cực kì khủng khiếp. Có thể thấy A16Z có tầm nhìn rất dài hạn, trải qua 1 mùa uptrend nhưng 1 một số dự án của họ vẫn tiếp tục build-up và chưa ra token như Aleo, Opensea, Phantom,… Rõ ràng là trong quá khứ, A16Z có tầm nhìn rất tốt khi đầu tư vào các Layer1 (Solana, ICP, Near, Avalanche,…) và đầu tư vào các giải pháp phù hợp với nhu cầu của thị trường (Uniswap, Optimism, DYDX, Opensea,…). Nếu việc Bitcoin đi vào sóng cuối là đúng và thị trường crypto sẽ bước vào giai đoạn phát triển hệ sinh thái các ứng dụng thực tiễn là nằm trong dự tính của A16Z thì việc đầu tư vào Towns là bước đi hoàn toàn có tính toán dựa trên tầm nhìn của leader này. Hy vọng, vào mùa hallving tới, nếu mà Towns chưa kịp thành công vì ứng dụng của mình thì Market Maker dày dặn kinh nghiệm này có thể cho dự án To The Moon,