Các diễn viên chính:
- Mathieu Baudet trong vai Founder/CEO: Researcher and Software Engineer, trước đây đã giúp phát triển Novi tại Meta cũng như các hệ thống và giao thức chuỗi khối LibraBFT, FastPay và Zef.
- Bernadette Cay trong vai COO: Bernadette đã giới thiệu các sản phẩm tại Google, trên Chrome, Google Maps và AdWords. Cô đã mở rộng quy mô sản phẩm, cơ sở hạ tầng và nhóm tại MoPub, sàn giao dịch quảng cáo di động được Twitter mua lại.
- Janito Vaqueiro Ferreira Filho trong vai Software Engineer: Cựu cộng tác viên Rust cho dự án Zebra của ZCash Foundation.
- Jesse Pariselli trong vai Head of Community Growth: Jesse là một chuyên gia về hoạt động và cộng đồng web3. Ông quản lý chương trình vườn ươm khởi nghiệp đầu tiên cho các dự án xây dựng trên giao thức Arweave.
- … và các diễn viên khác.
Nguyên tác: Mathieu Baudet (CEO).
Các nhà tài trợ: Andreessen Horowitz (A16Z- Lead investor), cùng với Tribe Capital, Cygni Capital và Kima Ventures. (Seedround – $6M)
Xin hân hạnh giới thiệu: Linera và làn sóng mới “chuỗi trong chuỗi”.
Tập 1: Các mô hình Sổ Cái Phi Tập Trung phổ biến hiện nay.
1. Blockchain truyền thống (Bitcoin, Ethereum): Mỗi nodes hoạt động độc lập, có nhiệm vụ xác thực thông tin vào tạo khối, cũng như đưa khối vào cây Merkle.
2. Directed Acyclic Graph (Iota, Fantom, Vite): Nếu trong blockchain truyền thống, các nodes đều phải cùng nhau xác thực một thông tin xong rồi mới đến thông tin tiếp theo; thì trong DAG, mỗi nodes đều có thể xử lý thông tin riêng, sau đó nó sẽ truyền thông tin đến một số lượng các nodes khác để các nodes khác xác minh tính xác thực của thông tin đó. Như trong Hedera thì nodes xử lý thông tin xong sẽ truyền đến 2 nodes khác, 2 nodes này xác minh xong sẽ truyền đến 4 nodes tiếp theo,… và cứ thế. Ưu điểm của DAG là nhanh hơn blockchain truyền thống do cùng một lúc có thể xử lý và xác minh nhiều thông tin thay vì làm theo tuần tự. Tuy nhiên, vì tổng số nodes cùng xác thực một thông tin là ít hơn so với kiểu truyền thống nên hiển nhiên DAG ít an toàn hơn. Ngoài ra thì mô hình này sẽ khá rối khi network trở nên lớn mạnh vì sẽ có trường hợp 1 node sẽ phải xác minh nhiều hơn một thông tin, lúc này node đó vẫn phải xử lý tuần tự như blockchain truyền thống và các node khác thì đang rảnh hoặc phải chờ node này xong việc.
3. Sharding (Zilliqa, QKC, Solana, Near,…): Các nodes hoạt động thành từng cụm gọi là một shard, mỗi cụm gồm nhiều nodes. Xem thêm về Sharding ở bài viết “Câu chuyện khả năng mở rộng (Scalability) và giải pháp Sharding cho Blockchain“.
Giả sử một blockchain có tất cả 100 nodes:
- Đối với blockchain truyền thống: Mỗi nodes trong một 100 nodes này đều phải xác minh tính hợp lệ của thông tin, sau khi có 51 nodes xác nhận một thông tin là hợp lệ thì thông tin đó sẽ được đưa vào cây Merkle để lưu trữ vĩnh viễn.
- Đối với Sharding: Mỗi shard sẽ chịu trách nhiệm xác thực thông tin khác nhau. Như vậy nếu mỗi 25 nodes chụm lại làm việc với nhau (1 shard) thì blockchain này sẽ có 100/25 bằng 4 shards. Nhưng vậy, cùng một thời điểm blockchain này có thể xác minh được 4 thông tin khác nhau thay vì chỉ 1 như blockchain truyền thống. Rõ ràng thì theo cách này sẽ nhanh hơn so với blockchain truyền thống, tuy nhiên, về độ an toàn cho các thông tin và hệ thống blockchain thì sharding ít an toàn hơn bởi vì khả năng thao túng 1 shard (13 nodes trong số 25) nodes chắc chắn là dễ dàng hơn so với việc thao túng 51 nodes để thắng trong cuộc biểu quyết của 100 nodes. Vitalik đã cải tiến nhược điểm này bằng cách cho một số nodes trong các shards trao đổi chéo thông tin với nhau.
Tập 2: Các giải pháp mở rộng thường thấy.
1. Blockchain đơn tốt hơn (Aptos, Sui,…): Tìm cách cải tiến hệ thống blockchain nguyên thuỷ thông qua việc tăng tốc độ sản xuất khối, tăng kích thước khối, giảm độ trễ,… Cách làm này chỉ hiệu quả trong một giới hạn nhất định, nó giống như việc mở rộng đường xá, phân luồng giao thông và hạn chế các xe khách, xe tải đi vào thành phố vậy. Thoạt đầu thì có vẻ hiệu quả, nhưng dân cư ngày càng đông, lượng xe máy + ô tô tham gia giao thông ngày càng nhiều thì kẹt đường chỉ là vấn đề thời gian. Đây chính là lý do mình chê Aptos và Sui, bây giờ tụi nó nhanh và rẻ là vì tụi nó đang ở mức độ thị trấn thôi, nào lên thành phố trực thuộc Trung Ương sẽ thấy độ cùi bắp của 2 đứa nó.
2. Blockchain sharding: Sharding là gì, cách hoạt động như thế nào thì mình đã nói ở trên. Cách này thì tiến bộ hơn hẳn so với blockchain đơn (kiểu truyền thống). Tuy nhiên, nó cũng có một số vấn đề.
- Đầu tiên, kẻ tấn công có thể tấn công có chọn lọc vào shard yếu nhất trong hệ thống.
- Thứ hai, mỗi shard gồm tập hợp nhiều nodes. Khi cần tổ chức sắp xếp lại các shard, hoạt động này sẽ đòi hỏi giao tiếp rộng rãi giữa các shards => mất nhiều thời gian.
- Cuối cùng, khi số lượng shards tăng lên, thì số lượng thông tin trao đổi chéo giữa các shard cần được xác minh cũng tăng theo. Càng nhiều shard thì càng rối, do đó tạo ra độ trễ đáng kể => vẫn nghẽn mạng như thường.
3. Rollups:
tốc độ xử lý của thằng op,nó đóng gói dữ liệu rồi mới gửi lên block eth,chậm như rùa bác,giờ các l1,đều mới sinh ra,giải quyết 3 vấn đề lớn,op đâu có tiềm năng gì,lạm phát từ giờ trở đi lớn,trả liên tục
— lá diêu bông (@chuvandang1) June 20, 2023
Các giải pháp Layer2 phổ biến hiện tại là Optimistic rollup hoặc ZKRollup. Cụ thể thì hiện tại có $OP, $ARB, $ZKSync, $Scroll và $Ulvetana. Làm gì thì làm, tụi này vẫn phải đưa dữ liệu về Layer1 để ghép vào cây Merkle, như vậy tốc độ vẫn một phần phụ thuộc vào Ethereum. Vẫn là câu chuyện đường xá, Layer2 ở đây giống như việc xây cầu vượt, hầm vượt và tàu cao tốc Cát Linh – Hà Đông. Nó sẽ giải quyết tốt câu chuyện tắc nghẽn hơn nhiều so với Aptos và Sui, nhưng lâu dài thì vẫn khó tránh được việc tắt nghẽn.
Tập 3: Lụm được bí kíp: Hơi thở của … Tác Giả.
– Thức thứ nhất, trình xác nhận đàn hồi: Trình xác nhận trong blockchain có nhiệm vụ xử lý các thông tin trong block và xác minh tính hợp lệ của nó để đưa block vào cây Merkle. Trình xác nhận đàn hồi là một trình xác nhận có thể thêm/bớt các nodes vào một hoạt động xử lý thông tin cũng như linh hoạt phân chia công việc cho các nodes, vì vậy quy mô số nodes tham gia vào công việc cũng theo đó mà co giãn (đàn hồi) cho phù hợp với khối lượng công việc. Nhờ tính năng này mà Linera Network có thể hoạt động với công suất cao nhất với tốc độ nhanh nhất và chi phí rẻ nhất.
– Thức thứ 2, không cần mempool: Trong blockchain truyền thống, thêm một node là thêm một validator (trình xác thực). Khi có một giao dịch xuất hiện, giao dịch sẽ được các validator trao đổi với nhau và lưu trữ tạm thời trong mempool (của mỗi validator) trước khi được xác thực là hợp lệ và đưa vào cây Merkle. Vì Linera không có mempool nên sẽ tiết kiệm được nhiều time cho công đoạn này, do đó tốc độ sẽ được cải thiện đáng kể. Để hiểu được điều này thì anh em cần tìm hiểu khái niệm mempol trong bài viết về Sei Network
– Thức thứ ba, tách riêng hai nhiệm vụ mở rộng network và xác thực thông tin: Nhiệm vụ mở rộng là của các nodes, còn nhiệm vụ xác thực là của validators, do đó hai nhiệm vụ này là hoàn toàn không liên quan. Vì sự không liên quan này nên sai ở đâu thì sửa ở đó thôi, không bị chồng chéo công nên linh hoạt hơn, tiết kiệm hơn và dễ dàng mở rộng hơn.
– Thức thứ tư, Delegated Proof Of Stake (DPOS): Một kiểu consensus khác của POS, người dùng staking coin để tham gia vào việc xác thực các giao dịch của network, qua đó nhận lại phần thưởng theo một tỷ lệ nhất định. DPOS khác với POS ở chỗ là với POS, user có thể tự staking bằng ví cá nhân, còn DPOS phải uỷ quyền cho các ví nhất định. Rõ ràng thì để đầu tư, vận hành và quản lý thì một CPU tốn nhiều tiền và công sức hơn là một cái ví staking. Do đó xét về khả năng mở rộng thì DPOS xịn vượt trội hơn POW. Tuy nhiên, nếu nói về tính Decentralized thì POW lại không có đối thủ. Đối với mình thì cái này lại là ưu điểm vì “Cá Voi” nó gom được nhiều coin nhất có thể thì mới dễ đẩy x10, x100.
– Thức thứ năm, hào quang nhân vật chính: Cùng lúc sử dụng được hơi thở mặt trời, hơi thở của nước và hơi thở sấm sét thì chỉ có thể là do tác giả buff mà thôi. Tuy nhiên, với Linera, tuyệt đối không phải do dev phê thuốc khi nói rằng một mình Linera Network có thể hỗ trợ tới ba loại blockchain khác nhau. Thật lòng mà nói thì nó hoàn toàn khả thi. Đầu tiên, anh em cần hình dung được là mỗi nodes trong Linera sẽ là một blockchain. Linera Network gồm rất nhiều nodes khác nhau, nghĩa là có rất nhiều blockchain khác nhau cùng cùng tồn tại và làm việc tạo nên Linera Network. Các blockchain trong mạng lưới này gọi là microchain, và có 3 loại microchain chính:
- Single-owner chains: Xác thực thông tin, đề xuất các khối và đảm bảo tính an toàn bất biến của dữ liệu. Vai trò của chain này tương tự blockchain của Bitcoin hay Layer1 của Ethereum.
- Permissioned chains: Dành cho một nhóm clients tương tác với nhau. Phù hợp với các hoạt động ở tầng ứng dụng. Cho phép chủ sở hữu làm gián đoạn các đề xuất khối đang diễn ra một cách an toàn. Hoặc để ủy thác các hoạt động bảo trì liên quan đến cấu hình lại trình xác thực.
- Public chains: Quản lý validator, stakes và các hoạt động quản trị network khác. Chạy các thuật toán chỉ phù hợp với kiểu blockchain truyền thống mà không hợp với mô hình microchain.
Tập cuối (Phần 1): Hiện tại thì Linera đã ra mắt mặt bộ công cụ cho nhà phát triển, đối với một dự án chỉ mới raised xong vòng seed thì mức độ tiến triển như thế này là quá tốt. Sẽ còn nhiều chặng đường nữa mới “THỈNH được KINH“, tuy nhiên mình lại rất tin tưởng đây sẽ là kèo tăng tài khoản hàng trăm lần vào năm 2025. Anh em thử hình dung xem, một mạng lưới bao gồm rất nhiều microchain hoạt động sẽ như thế nào? Nó tương tự như tất cả các Layer1 hiện có – bao gồm Bitcoin, Ethereum, Solana, Fantom, ADA, Mina, Polkadot,… – vẫn là mỗi thằng làm một việc nhưng hợp nhất thành một mạng lưới các blockchains và tương tác hỗ trợ lẫn nhau: nói về tốc độ thì nó là bố của các loại tốc độ, nói về mở rộng thì nó là ông nội của các loại mở rộng; còn nói về an toàn thì nó ông cố tổ của các loại an toàn.
Add a Comment