Exchange Trilemma và #Sei: Mảnh ghép cuối cùng để #DEX vươn đến những khả năng của #CEX

✅ Bộ ba bất khả thi của sàn giao dịch (Exchange Trilemma) đề cập đến việc một nền tảng giao dịch không thể đồng thời cung cấp một sàn giao dịch có thể mở rộng (giao dịch nhanh và mượt bất chấp volume), phi tập trung và hiệu quả về vốn (tính thanh khoản).

 

✅ Ví dụ về việc một exchange không vượt qua được giới hạn của Exchange Trilemma:

👉 Sàn giao dịch thống trị nhất trong không gian DeFi, Uniswap, có tính phi tập trung cao và tương đối có khả năng mở rộng ở cấp độ giao thức. Tuy nhiên, dựa vào người dùng gửi thanh khoản dưới dạng LP để cho phép thực hiện giao dịch liền mạch. Vì lý do này, việc trở thành một LP mà không có sự quản lý tích cực không phải là một cơ hội sinh lời tốt do rủi ro IL (Impermanent Loss: mất mát vô thường). Theo cách này, Uniswap chọn ưu tiên Decentralized và Scalability thông qua mô hình AMM của mình, tuy nhiên không đạt được hiệu quả sử dụng vốn như các CEX.

👉 Các sàn giao dịch tiền điện tử tập trung, như Binance và Coinbase, sử dụng mô hình sổ đặt hàng như Sei Network, nhưng lại không phân cấp được việc thực hiện các giao dịch. Sử dụng sổ đặt hàng cho phép sử dụng vốn hiệu quả với mô hình nhà tạo lập thị trường hơn là cơ chế LP. Tương tự, với việc sử dụng máy chủ tập trung, việc thực hiện tuần tự các giao dịch thông qua sổ đặt hàng có khả năng mở rộng cao. Tuy nhiên, về cơ bản, các CEX này không được phi tâp trung – sự hy sinh này được thực hiện để đạt được hiệu quả sử dụng vốn và khả năng mở rộng

✅ KẾT LUẬN:

1️⃣ CEX thì mở rộng tốt, thanh khoản tốt nhưng không phi tập trung.

2️⃣DEX thì phi tập trung, khả năng mở rộng mở mức tương đối (tương lai sẽ tốt hơn nhờ Layer2 + sidechain) nhưng thanh khoản còn rất kém.

3️⃣ Nhờ LayerZero và Magpie mà vấn đề thanh khoản sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vì rủi ro Impermanent Loss khi add Liquid Pool khiến nhiều người còn e ngại nên ko add thanh khoản. Để đạt được khả năng thanh khoản cao như Binance thì vấn đề này cần được giải quyết. Và Sei đã ra đời để giải quết điều đó. Tìm hiểu thêm về #CLOB của #SEI tại: https://github.com/sei-protocol/sei-chain/blob/3c9576fee3494ce039df684624f918dd8066ba3f/whitepaper/Sei_Whitepaper.pdf

Hiểu rõ về ZeroKnowlegde chỉ trong 3 dòng. Sự tương quan giữa việc Coinbase mua lại công ty Unbound Security và Nillion x100.

Chắc là anh em đã hiểu rõ khái niệm blockchain và cách hoạt động của nó rồi. Có một sự thật thú vị là mặc dù bitcoin ra đời từ năm 2009, nhưng khá niệm “Sổ Cái Phi Tập Trung”, cơ sở hình thành của blokchain, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1982 bởi David Chaum trong luận văn “Hệ thống máy tính được thiết lập, duy trì và tin cậy bởi các nhóm đáng ngờ lẫn nhau” của ổng.

 

Cũng tầm khoảng thời gian đó, khái niệm “Tính toán an toàn đa bên” cũng được hình thành. Tính toán an toàn đa bên, tiếng anh là Secure Multi-Party Computation (SMPC, còn được gọi là MPC), là phương pháp để các bên cùng nhau tính toán một chức năng đối với đầu vào của họ trong khi vẫn giữ nguyên các đầu vào đó riêng tư. Dễ hiểu hơn, trong ví dụ 100 người cùng làm việc trong kho hàng, bây giờ 100 người đó muốn tìm ra mức lương cao nhất trong số họ mà không tiết lộ cho nhau biết mỗi người kiếm được bao nhiêu, phương pháp tìm ra đáp án dựa trên các điều kiện này chính là SMPC.

 

 

Tại sao mình là nhắc đến SMPC?

 

 

SMPC thật ra không liên quan gì đến blockchain cả, vì các hạn chế của nó nên khó có thể biến nó thành một blockchain. Tuy nhiên, như ví dụ mình đã đưa ra, SMPC có hiệu quả cực kỳ tốt tốt trong việc che dấu thông tin người dùng, điều mà blockchain không làm được. Đó là lý do Coinbase mua lại Unbound Security

 

 

 

Hiểu rõ Zero KnowLedge chỉ trong 3 Dòng!!!

 

 

Zero KnowLedge là một phương pháp mà một bên có thể chứng minh cho một bên khác rằng một tuyên bố là đúng mà không hề truyền đạt bất kỳ thông tin gì khác. Nói đơn giản là kiểu: “Tao nói nó đúng, thì là nó đúng”. Và bên nghe chỉ việc nghe theo mà thôi. (Nghe giống SMPC đúng hông?)

 

Để làm được điều này thì trong ZK sẽ có những quy ước/điều kiện chung giữa bên chứng minh và bên xác minh. Để khi bên chứng minh đưa ra tuyên bố, bên xác minh thấy nó khớp với các quy ước ban đầu và biết là tuyên bố đó là đúng.

 

 

Vậy SMPC và ZK thì liên quan éo gì đến việc Nillion x100?

 

 

Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng, mục đích chính của blockchain là để lưu trữ dữ liệu an toàn và đảm bảo dữ liệu đó luôn đúng. Chính vì việc các nodes đưa cho nhau các chứng từ xuất/nhập kho để xác minh dữ liệu rồi mới lưu trữ nên chả có tí bảo mật nào cả. Do đó, blockchain cần áp dụng thêm Zero KnowLedge để gia tăng quyền riêng tư cho user.

 

Tuy nhiên, các xử lý dữ liệu của blockchain là mã hoá dữ liệu. Ví dụ thuật toán SHA256 của Bitcoin sẽ mã hoá từ “Chào buổi sáng” thành một chuỗi mã kiểu 90a90a48e23dcc51ad4a821a301e3440ffeb5e986bd69d7bf347a2ba2da23bd3 . Cách bảo mật này gọi là bảo mật có điều kiện. Điều kiện ở đây là gì?

 

 

Đúng vậy. Bảo mật của blockchain là bảo mật đi kèm điều kiện: “Sức mạnh tính toán và thời gian có hạn”. Nếu có một hệ thống máy tính với sức mạnh tính toán cực kỳ lớn thì blockchain không còn an toàn nữa. Theo nghiên cứu thì với sức mạnh của kỹ thuật hiện tại thì kiểu mã hoá của blockchain không thể bị phá giải. Nhưng đã có nhiều cảnh báo từ các nhà khoa học là trong tương lai, máy tính lượng tử hoàn toàn có thể phá giải được blockchain. Cũng vì mấy tuyên bố này nên thị trường đã tồn tại một số dự án blockchain chống lại máy tính lượng tử , tuy nhiên chỉ với ưu điểm này (tương lai xa) mà bỏ qua các giải pháp hiện tại cho blockchain nên các dự án này vẫn chưa được phổ biến, kiểu như bọn này suy nghĩ viển vông ấy.

 

 

Nillion x100 là điều chắc chắn?

 

 

Raised 20 triệu USD làm Nillion x100? => KHÔNG!!!

 

Đây mới chính là lý do:

 

Nillion không mã hoá dữ liệu (bảo mật bằng mã hoá là bảo mật có điều kiện). Nillion đánh dấu và che giấu dữ liệu (gọi là yếu tố làm mù). Sau đó “băm ra thành trăm mảnh” và phát tán đi tới hàng tỷ nodes. “Hàng trăm mảnh” ở đây là mình thuận mồm nói vui thôi nha, chứ đúng của nó là băm ra rất rất nhiều mảnh siêu nhỏ mà Nillion gọi là “hạt”. Chữ “hạt” này là lấy từ ý tưởng “hạt nguyên tử”, “hạt vật chất” nên Nillion còn gọi cách xử lý dữ liệu của nó là xử lý nguyên tử. Cách Nillion đánh dấu và che dấu dữ liệu, trong WPP (WhitePaper) của Nillion gọi là OTM (One-Time Mask) với yếu tố làm mù. Còn cách Nillion băm nhỏ dữ liệu và phát tán tới hàng tỷ nodes trong WPP của Nillion gọi là LSS (Linear Secret Sharing, lấy ý tưởng từ thuật toán Shamir’s secret sharing). 

 

Dữ liệu trong Nillion sẽ chỉ được khôi phục khi có yếu tố làm mù, mà muốn có được yếu tốn làm mù thì phải thu thập đủ 100% các hạt. Mà muốn thu thập đủ 100% cách hạt thì phải hack được hàng tỷ node mà phải chọn cho đúng nodes mới thu thập đủ hạt nha (do các nodes được chọn một cách ngẫu nhiên giữa tập hợp hàng tỷ nodes). Vì vậy, OTM và LLS đều là hai phương pháp mã hoá không thể bẻ khoá. Nên Nillion được xem là có tính “bảo mật vô điều kiện” (ITS: Information-theoretic security), ngược lại với cách bảo mật có điều kiện của blockchain. Do đó, Nillion tuyên bố là kháng lượng tử: không thể bị phá giải kể cả máy tính lượng tử trong tương lai 10, 100 hay 1000 năm tới. Lý do Nillion xịn hơn blockchain là vì blockhain còn có nguy cơ bị tấn công 51%. Còn Nillion nó phát tán dữ liệu đi tùm lum, muốn phá giải thì phải thu thập không được thiếu hạt nào, còn thiếu là còn không khôi phục được dữ liệu.

 

Dựa vào định hướng và cách thực hoạt đông của mình, Nillion vượt trội hơn mọi blockchain hiện tại:

 

  1. Nhanh hơn blockchain truyền thống: Yếu tố làm nên blockchain là đồng thuận, ít nhất 51% tổng số các nodes thống nhất thông tin là hợp lệ rồi mới được lưu trữ vào cây Merkle của blockchain. Các nodes trong blockchain vừa phải xử lý, vừa giao tiếp để đồng thuận, vừa phải đưa dữ liệu đi lưu trữ nữa nên blockhain ngày càng trởn nên chậm chạp. Còn trong Nillion, đèn nhà ai nhà ấy rạng, mỗi nodes sau khi nhận thông tin xong là xử lý rồi lưu trữ luôn không cần đồng thuận => Nhanh hơn lần 1. Thêm nữa là dữ liệu đã được “băm ra thành trăm mảnh” rồi nên giảm tải được rất nhiều, còn trong blockchain thì mỗi nodes đều phải ôm một cục dữ liệu to chà bá (chưa được cắt nhỏ) => Nillion nhanh hơn lần 2. Vậy nên, Nillion nhanh hơn blockchain không phải theo cấp số nhân nữa, MÀ LÀ cấp luỹ thừa,ngang hàng mới tốc độ internet là hoàn toàn khả thi.
  2. Khả năng mở rộng là không có giới hạn, và dễ dàng hơn blockchain.
  3. Vì là cải tiến SMPC nên Nillion bảo vệ quyền riêng tư tốt như Zero Knowledges, nhưng tốc độ xử lý nhanh hơn ZK, fee giao dịch rẻ hơn ZK, dễ triển khai hơn ZK và chi phí triển khai rẻ hơn ZK.
  4. Nillion có thể được xem như là một Layer2 của mọi blockchain. Layer2 của ETH sẽ tập trung xử lý giao dịch, còn lưu trữ và đồng thuận dữ liệu có ETH lo. Còn Nillion là Layer2 của mọi blockchain, hỗ trợ mọi blockchain Layer1 về xử lý giao dịch; nó đồng nghĩa nhưng rộng lớn hơn và bao hàm cả Layer2 của Ethereum.
  5. Không có đối thủ: kế thừa tính bảo mật bất chấp mọi điều kiện ITS (Information-theoretic security), Nillion không sợ bị bẻ khoá, không sợ bị tấn công 51%, không sợ máy tính lượng tử bất chấp công nghệ này phát triển nhanh đến mức nào.

 

 

 

KẾT LUẬN:

  • Nil Message Compute (NMC), công nghệ tự đặt tên của Nillion, sẽ là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên google trong thời gian sắp tới (hôm nay là ngày 04/03/2022, anh em cứ để ý xem).
  • Polygon x100, Arbitrum 3,35 tỷ đô TVL , Optomism 1,88 tỷ đô TVL ,…, Total Layer2 trên ETH 6,2 tỷ đô TVL, chỉ mới là Layer2 của Ethereum thôi đã fomo vkl rồi . Giờ Layer2 của mọi blockchain (đã bao gồm cả ETH) thì fomo cỡ nào nữa?
  • Project Seed (Game NFT multichain, launch trên Solana cùi bắp) x400 lần giá ICO. Còn Nillion ứng dụng rộng rãi, lại còn đánh bại blockchain về mọi mặt nữa thì x400 có ít không?

P3: Layer2 và Ethereum. ZK Rollups sẽ đánh bại các giải pháp Layer2 khác?

Vitalik đã từng nói: “Just as there is no ‘official’ Ethereum client, there is no ‘official’ Ethereum layer 2. Multiple teams will implement their version of a layer 2, and the ecosystem as a whole will benefit from a diversity of design approaches that are optimized for different use cases. Much like we have multiple Ethereum clients developed by multiple teams in order to have diversity in the network, this too will be how layer 2s develop in the future.”

 

Tạm dịch là: “Giống như việc không có ứng dụng khách Ethereum chính thức, sẽ không có lớp 2 Ethereum chính thức. Nhiều nhóm sẽ triển khai phiên bản lớp 2 của họ và toàn bộ hệ sinh thái sẽ được hưởng lợi từ sự đa dạng của các phương pháp thiết kế được tối ưu hóa cho các trường hợp sử dụng khác nhau. Giống như chúng ta có nhiều Dapp Ethereum được phát triển bởi nhiều nhóm để có sự đa dạng trong mạng lưới, đây cũng sẽ là cách lớp 2 phát triển trong tương lai.”

 

Note: Khuyến khích ae đọc Kiến thức Blockchain từ Mẫu Giáo đến Cao Học và Lý do kèo x100 lần hoàn toàn có khả năng x100!- Phần 1Phần 2 trước.

 

 

Layer2 là gì

 

Vẫn là ví dụ về câu chuyện nhà kho bao gồm 100 nhân viên trong P1 và P2. Một ngày nào đó, khi mà tình hình kinh doanh tốt lên dẫn đến số lượng hoá đơn xuất/nhập kho nhiều lên, thì 100 sẽ bị quá tải vì công việc quá nhiều. Giả sử vì không gian làm việc có hạn nên không thể tuyển thêm nhân viên được nữa, bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?

 

ETH sẽ đi thuê một bên thứ ba xử lý bớt các đơn hàng. Công việc của bên thứ 3 sẽ là phụ ETH xử lý một lượng hàng hoá cho các hoá đơn kèm theo. Vì bên thứ 3 chỉ được giao xử lý hàng hoá theo yêu cầu của ETH nên các thông tin cần bảo mật vẫn bảo mật được. Sau khi bên thứ ba xong việc, ho cung cấp thông tin số hàng đã xử lý cùng số dư hàng tồn kho cuối kỳ cho ETH và ETH sẽ cập nhật vào sổ của họ. Đây chính là cách mà Layer2 làm việc. Nếu bên thứ ba vừa xử lý giao dịch của riêng họ (tức là họ cũng có nhà kho của họ), còn xử lý cho ETH là nhận thêm thì đó là cách làm việc của State Channel, Plasma, SideChain. Nếu bên thứ 3 chỉ tập trung hỗ trợ xử lý cho ETH, các thông tin quan trọng đều được lưu trữ bên ETH đó là cách làm việc của Optimistic Rollups và ZK Rollups. Layer2 Rollups hoạt động theo kiểu chỉ tập trung xử lý giao dịch một cách chuẩn chỉnh và báo cáo lại cho ETH, còn ETH là nơi lưu trữ các thông tin này, đảm bảo chúng logic, thống nhất và an toàn. Đây cũng chính là lý do Polygon (State channel) không được fomo như Optimism và Arbitrum (Rollups).

 

 

 

Zero KnowLedge là gì?

 

 

Các Layer2 khác sau khi xử lý các giao dịch xong, họ sẽ báo cáo về ETH: “Hôm nay tụi tao đã giao loại hàng gì, số lượng bao nhiêu, đến nơi nào, hàng tồn kho còn bao nhiêu, các hoá đơn chi tiết liên quan đến từng loại hàng và số dư cuối kỳ”. ETH sẽ so sánh, đối chiếu với các số liệu của họ rồi mới lưu vào sổ sách.

 

Nếu bên thứ 3 chỉ việc cầm cái hoá đơn đã giao hàng do các cửa hàng cần được giao cung cấp, cùng với thông tin số dư hàng tồn kho cuối kỳ đem về cho ETH thì đây là Zero Knowledge. Gọi là Zero Knowledge bởi vì ETH không hề có cơ sở nào đảm bảo các giao dịch đã diễn ra đúng như họ yêu cầu, lỡ bên thứ 3 nó ăn gian khai khống cái “hoá đơn đã giao hàng” để ăn bớt thì sao? Tất nhiên, ETH có thể kiểm soát bằng cách xem các hoá đơn yêu cầu tổng hàng hoá bao nhiêu rồi giao cho bên thứ 3 đúng số lượng hàng hoá như vậy, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, mặc dù rủi ro đó rất nhỏ. Chính vì nhược điểm này nên ad đã có bài viết: “Trend ZK và cú tát cực mạnh cho ae fomo Zero Knowledge

 

 

ZK Rollups sẽ đánh bại các Layer2 khác?

 

Giải thích gì cho nhiều. Kết luận luôn là: KHÔNG BAO GIỜ. ZK Rollups và Optimistic Rollups sẽ góp phần giúp ETH và hệ sinh thái của nó hoạt động mượt hơn. Còn bảo mật thì có ETH lo. Kết hợp lại với nhau, chúng là giải pháp duy nhất và tối ưu nhất để giải quyết vấn đề Blockchain Trillema (Sharding thì không thực sự Decentralized như P2 mình đã viết)

 

 

P2: Câu chuyện khả năng mở rộng (Scalability) và giải pháp Sharding cho Blockchain.

Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ về cách hoạt động  của blockchain và khái niệm về multichain cũng như crosschain. Vẫn là ví dụ về một công ty đa quốc gia và nhà kho với 100 người làm việc mỗi kho , lần này mình sẽ chia sẻ về scalability và giải pháp Sharding, một giải pháp được Vitalik cho là có thể giải quyết được bộ ba Blockchain Trilemma và đang được ứng dụng bởi Solana, Near, Polkadot,…

 

1. Câu chuyện về khả năng mở rộng (Scalability):

 

Khi có một giao dịch xảy ra (xuất kho/nhập kho), mỗi người đều ghi chép lại thông tin của giao dịch đó (mã hoá đơn, số dư tồn kho,…) vào sổ. Có hai vấn đề trong cách vận hành này:

  • Có quá nhiều giao dịch: Giả sử một người có khả năng xử lý 100 giao dịch, thì 100 người không có nghĩa là sẽ xử lý được 100*100=10,000 giao dịch. Bởi vì khi một người xử lý một giao dịch xong thì 99 người còn lại phải cập nhật lại thông tin giao dịch và số hàng tồn kho vào sổ ghi chép của mỗi người, sau đó giao dịch tiếp theo mới được diễn ra. Nếu hàng hoá khác nhau thì có thể chia ra để xử lý nhưng rồi cũng phải update vào sổ theo thứ tự time hoàn thành hoá đơn (cách vận hành của blockchain) nên thành ra vẫn phải chờ. Chưa kể là trong 10,000 giao dịch thì đen gì chả có 1 mặt hàng xuất hiện 2 lần (thành ra vẫn phải chờ để update cho đúng time hoàn thành giao dịch và đúng số dư tồn kho của mặt hàng đó). Vậy nên nếu 1 người xử lý 100 giao dịch/1 giây thì 100 người sẽ xử lý được là X và X giao động trong khoảng:  100<= X <= 10000. Trong blockchain, mỗi người là một nodes. Đối với POW (Proof Of Work), mỗi node là một máy đào. Còn trong POS (Proof Of Stake), DPOS (Delegated Proof of Stake) và Masternode, mỗi nodes là một ví staking. Còn khả năng xử lý giao dịch của mỗi người sẽ tương đương với kích thước khối. Mỗi người có khả năng xử lý 100 giao dịch trong 1 phút thì khích thước khối đó sẽ là 100, còn tốc độ giao dịch sẽ là 100/60~1.6667 TPS (Transactions Per Second: số giao dịch/s ).
  • Người ghi chép có vấn đề: Có thể là ông nội đó gian lận, hoặc đau ốm, già yếu, thất tình, bị cắm sừng, valentine không có ny nên chán không muốn làm việc,… Giảm đi một người làm việc thì hiệu quả của kho hàng sẽ giảm đi. Điều này sẽ không đáng kể vào ngày kho hàng có ít giao dịch vì 99 người còn lại ghi sổ cũng khá là ok rồi. Nhưng vào ngày đông nghẹt khách (lúc blockchain tắc nghẽn) thì lại là một vấn đề lớn.

 

Có nhiều cách mở rộng mạng lưới xử lý giao dịch khác nhau. Cách đơn giản nhất là thêm người vào nhà kho để tăng tốc độ xử lý. Đây là giải pháp đầu tiên mà Ethereum hướng đến – POS (Proof Of Stake) – theo cách này thì hệ thống mạng lưới các nodes sẽ dễ dàng mở rộng hơn so với POW bởi vì khuyến khích một người làm cái ví staking rõ ràng là đơn giản và ít tốn kém hơn là sắm một dàn máy đào mới.

 

 

Giải pháp mở rông thứ hai mà Ethereum cũng muốn nhưng chưa làm được là Sharding.

 

 

2. Sharding là gì?

 

Theo cách này, thay vì 100 người trong nhà kho cùng ghi chép lại thông tin sau mỗi giao dịch thì quản lý sẽ chia 100 người này thành 4 nhóm, mỗi nhóm là 25 người. Mỗi nhóm trong blockhchain sẽ gọi là Shard (tất cả có 4 shards), mỗi shard bao gồm 25 nodes (25 người). Một số dự án sẽ hiển thị số shards và số nodes trên trang web của họ, anh em research nhiều project platform sẽ quen thuộc với điều này.

 

Theo cách vận hành này, khi một người xử lý một giao dịch, nếu người này nằm trong shard nào thì 24 người còn lại sẽ ghi lại thông tin giao dịch đó. 75 người trong 3 shard còn lại không cần bận tâm.

 

Tuy nhiên, theo cách này, để gian lận thì việc thông đồng với 12 người trong số 25 người rõ ràng là dễ hơn so với 50 người trong số 100 người. Tất nhiên là giữa người với người thì 13 người đồng lòng và tin tưởng tuyệt đối cũng khá là khó, nhưng không phải là không thể. Hơn nữa trong blockchain, với khả năng tính toán của siêu máy tính thì việc này khá là dễ dàng. Chúng ta có thể thấy, để đạt được khả năng mở rộng (scalability) và sự phi tập trung (Decentralized, hệ thống có thể vận hành mà không lo ngại về sự gian lận của các nodes) thì bảo mật (security – đảm bảo không bị tấn công 51%) sẽ bị giảm đi đáng kể. Đây chính là vấn đề Blockchain Trilemma mà Vitalik đã đề cập.

 

Nhận thấy được vấn đề này, trong cách áp dụng Sharding vào Blockchain của Vitalik có thêm một vài yếu tố, đó là xáo trộn danh sách các người ghi chép (nodes) và chọn ngẫu nhiên một nhúm người trong số đó cùng xác minh một giao dịch. Điều này sẽ đảm bảo những người trong cùng một shard khó liên kết với nhau để gian lận, và các thông tin sẽ được lưu nhiều ở hơn 1 shard (vì đã xáo trộn). Theo Vitalik, với phương pháp này, muốn tấn công một blockchain thì cần sức mạnh tính toán có thể tấn công 30-40% mới có thể hack được hệ thống blockchain (51% là tối ưu, 25% là chấp nhận được).

 

 

 

KẾT LUẬN: Với một người cẩn thận và theo đuổi sự hoàn hảo như mình thì 30-40% vẫn còn nhỏ. Bởi vì mình có đọc một bài báo khá lâu thì để tấn công 51% vào hệ thống Bitcoin, với công nghệ hiện đại thì không thể, nhưng với công nghệ máy tính lượng tự thì hoàn toàn có thể. Với một blockchain càng lâu đời thì càng có nhiều khối, mà càng có nhiều khối thì tấn công 51% càng khó. Đó là với Bitcoin, còn với các blockchain mới thì số lượng khối sẽ nhỏ hơn, cộng với việc chỉ cần 30% thì mình vẫn chưa ưng ý lắm. Đây là một trong số những lý do mình Bullish Nillion, một dự án mới nhưng sau này chắc chắn sẽ đánh bại các blockchain hiện có, kể cả Ethereum và Bitcoin.

 

P/S: Phần sau mình sẽ giải thích về giải pháp mở rộng thứ 3: Layer2. Đây cũng là giải pháp mở rộng hot nhất và đang được thịnh hành nhất, bao gồm: State Channel, Optimistic Rollups và ZK Rollups. Nếu bài viết bổ ích, hãy thoải mái share nha ^^

5 tips để nhận ra và đón đầu Trend. Khái niệm Trend ngắn hạn- Trend dài hạn và lý do không nên fomo Trend ngắn hạn.

Kể từ đợt tăng giá gấp 10 lần từ đáy (từ 0,05 lên 0.61 usd) của FET.Ai, thị trường bắt đầu nhóm ngó đến AI. Đặc biệt, trend AI trở nên siêu siêu hot khi có thêm cơn sốt mang tên ChatGPT. Và từ đó, ae đua nhau tìm kiếm các dự án AI trên Coinmarketcap.

 

Wellcome to IMBDAO, nơi mà ae sẽ tìm thấy những bài chia sẻ kiến thức rất chuyên sâu mà không bất cư đâu có được. Và trong bài viết này cũng vậy, mình sẽ không đề cập đến khái niệm về Trend, một kiến thức đơn giản mà ae lên google search cái là ra liền.

 

Trend ngắn hạn và Trend dài hạn:

  1. Trend ngắn hạn: nó giống như cơn sốt AI và ZeroKnowledge vừa diễn ra. Nó xảy ra một cách nhanh chóng. Hàng loạt các dự án có từ khoá lên quan đến trend đều được để ý và pump một cách vội vã. Trend ngắn hạn xuất hiện và kết thúc chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, hầu hết mọi người đều nhận ra nó, biết sự hiện diện của nó nhưng hiếm ai có thể kiếm được lợi nhuận lớn từ nó (vì nó pump quá nhanh, khi nhận ra để mua vào thì xác định đu đỉnh).
  2. Trend dài hạn: Nếu trend dài hạn cũng có đồ thị thì chart của nó cũng y chang chart của Bitcoin giai đoạn 2020 – 2021 vậy. Nó tích luỹ và tăng trưởng trong sự nghi ngờ. Nhiều người thấy nó, gặp nó nhưng không nhận ra nó. Nó là dự án điển hình của một hidden gem: giá tăng trưởng tốt, volume thanh khoản cao bất kể thị trường giao dịch hàng  chục, hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ đô la. Nhiều dự án thấy được sự thành công của nó và học theo nó. Ví dụ: Crypto Punks là dự án dẫn đầu tren NFT. Axie Infinity là dự án dẫn đầu tren gameNFT với từ khoá “Play To Earn”. Polygon là dự án dẫn đầu trend Layer 2 Rollups, sau sự thành công của Polyogn, Arbitrum, Optimism và ZKSync lần lượt ra đời. Dogecoin là dự án dẫn đầu trend Meme, sau đó là Shiba Inu, Baby Dogecoin và hàng loạt dự án meme học theo. Safemoon là dự án dẫn đầu trend tĩnh fee trên mỗi tx và hoàn trả cho holders, trend này có nhiều con học theo lắm nhưng vì chỉ theo dõi ko vào lệnh nên mình ko nhớ lên các dự án học theo.

Vậy làm thế nào để nhận biết và đón đầu một trend?

Một dự án tiềm năng có thể tạo nên một trend mới. Những dự án này thường x100, x200, thậm chí là x1000 lần. AE chỉ cần bỏ ra vài nghìn đô la và kiếm được 1 triệu đô là chuyện bình thường. Dưới đây là 5 tips để nhận biết một dự án sẽ tạo trend:

  1. Dự án đầu tiên làm về một mảng nào đó. Nếu ae không phát hiện ra được thì có thể ăn theo ở dự án thứ hai, thứ ba. Nhưng đến dự án thư 4 thì tỷ suất lợi nhuận đã thấp hơn nhiều và rủi ro bắt đầu cao hơn. Nếu ae nhạy bén và mua được dự án thứ hai thôi là đủ trở thành triệu phú đô la (ShiBa Inu là một ví dụ). Trong thị trường này, đôi khi thua 10 kèo nhưng win 1 kèo là đã một bước lên trời.
  2. Giải quyết một vấn đề bức bối của thị trường crypto: Layer2 giải quyết vấn đề mở rộng, tốc độ giao dịch và fee gas đắt (Polygon, IMX, Arbitrum, Optimism, ZKSync). Sharding cũng giải quyết vấn đề tương tự nhưng theo hướng tạo ra một blockchain mới (Layer1: Solana, Near, Skale Network, Polkadot).
  3. Có một ứng dụng nào đó cho thị trường: Uniswap là một ví dụ về AMM DEX. Một cải tiến đáng kể cho dex. Hoặc Axies Infinity cho thị trường một cách kiếm tiền mới: chơi game để kiếm tiền. Hay Safemoon chơi trò tính thuế 3% trên mỗi tx mua/bán bất kỳ. Rồi chia lại cho holders.
  4. Được những người có ảnh hưởng shill: Cái này thì phải nhắc đến Doge và Elon Musk. Shiba Inu thì có Vitalik tham gia, chắc chắn là cha nội này có nhúng tay bơm thì Shiba mới được như vậy nhưng ông nhõi kín như bưng chứ ko viết ầm ầm về layer2 như bây giờ.
  5. Bơm thổi thành công: Sự tăng trưởng về giá của dự án làm cho hầu như toàn bộ thị trường chú ý. Họ đi bất ngờ đến super bất ngờ và ngã ngữa, họ bắt đầu bán tán, họ fomo, họ đu đỉnh và họ làm theo. Chắc ae vẫn nhớ StepN (GTM) tạo trend run to earn, trend này tuy khá ngắn nhưng cũng đủ dài để nhiều dự án học theo và IDO trên Gate.io. Việt Nam còn có một số người tạo dự án theo trend này và chạy theo mô hình đa cấp.

 

VẬY: Có hai điều ae cần rút ra trong giai đoạn thị trường fomo trend AI và Zk như bây giờ.

  1. Một là tuyệt đối không đu theo trend. Bởi vì lợi nhuận tối đa ae có thể kiếm được là x2, x3 (đó la nếu mua ở đáy nha, chứ khi ae nhận ra thì nó pump vkl rồi nên thành ra lãi có vài chục % thôi), nhưng rủi ro thì rất cao và nếu ae có quan điểm hold to die thì ae die là cái chắc luôn.
  2. Tìm kiếm một dự án mới mà ít người nói đến nhất nhưng mang lại giá trị to lớn nhất cho thị trường (LayerZero protocol là một ví dụ, nhưng con này giờ lên sàn chắc chắn cap sẽ thuộc top siêu to khổng lồ, lúc đó chỉ có việc xả chốt lãi thôi. AE mua được private thì hold chắc tay vào, con ae nào chưa mua thì thôi chờ kèo khác).
  3. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Phải thật điềm tĩnh và kiên nhẫn. Chẳng cần rút kiếm nhiều lần, chỉ cần tập trung trận quyết định và thống nhất thiên hạ.

Kiến thức Blockchain từ Mẫu Giáo đến Cao Học và Lý do kèo x100 lần hoàn toàn có khả năng x100!- Phần 1.

Phần này sẽ là phần cơ bản nhất, và mình sẽ diễn tả theo ý cách đơn giản nhất sao cho bà bán rau ngoài chợ cũng hiểu được.

 

Mình sẽ đưa ra ví dụ về việc kiểm kê lượng hàng hoá của một kho hàng. Giả sử một kho hàng có tổng cộng 100 người làm việc tất cả.

 

Cơ chế hoạt động của Blockchain.

  1. Đối với cách quản lý truyền thống: Anh A được bổ nhiệm vị trí quản lý kho. Anh A sẽ ghi chép sổ sách và thống kê lượng hàng hoá xuất kho cũng như nhập kho trong một ngày. Cách quản lý này thường phải tìm kiếm một người thật sự đáng tin cậy và được việc. Dù vậy vẫn khó tránh khỏi việc anh A cố tình ghi sai lượng hàng hoá xuất/nhập kho để tuồn ra ngoài bán, phục vụ cho lợi ích cá nhân.
  2. Đối với blockchain: Tất cả 100 người đều đóng vai trò vừa đóng gói, xử lý, vận chuyển hàng hoá. Đồng thời, tất cả 100 người này đều có một cuốn sổ riêng ghi chép dữ liệu xuất/nhập kho. Khi anh A hoặc một cá nhân bất kỳ muốn gian lận, anh buộc phải thông đồng với ít nhất 50 người nữa để số liệu ghi chép ở 51 sổ đều giống nhau, và khi đối chiếu số liệu thì phần thắng sẽ thuộc về số đông. Điều này là cực kỳ khó, bởi vì nó đòi hỏi sự tin tưởng tuyệt đối và đồng lòng với nhau. Mỗi cuốn số ghi chép trong số 100 cuốn sổ khác nhau của 100 người này, trong blockchain được gọi là một block, các block kết nối với nhau thành một chuỗi dài các block theo hình dạng cây Merkle và được gọi là blockchain.

 

Thế nào là Multichain và Crosschain

Giả sử kho hàng đó là kho của một công ty đa quốc gia, và mỗi quốc gia chỉ có một kho hàng/nhà máy. Nghĩa là sẽ còn nhiều nha kho khác ở các quốc gia khác nữa cùng lưu trữ các loại hàng hoá tương tự nhau (vì cùng một công ty. Ví dụ: Gà Rán KFC).

  1. Một dự án multichain là công ty đa quốc gia đó. Mỗi kho ở mỗi quốc gia sẽ có ngôn ngữ riêng, nhưng về chủng loại hàng hoá, quy tắc vận hành và cách quản lý thì cơ bản giống nhau. Trong ví dụ này, mỗi kho sẽ là một chain riêng. Các token trên các chain mặc dù khác nhau về ngôn ngữ lập trình và cách giao tiếp trong nội bộ chuỗi, nhưng chức năng của token, quy tắc vận hành và quản lý là cơ bản giống nhau.
  2. Một dự án crosschain (crosschain bridge) sẽ là công cụ giúp các kho, mặc dù ở các quốc gia khác nhau (dẫn đến nhiều thứ khác nhau), nhưng vẫn vận chuyển hàng hoá lui tới cho nhau được mà vẫn đảm bảo các sổ ghi chép đều đúng.

 

Trong phần 2, mình sẽ nói thêm về vấn đề mở rộng (scalable), về Sharding (Near, Solana) và tại sao Polygon (Matic) x100 lần, Solana x250 lần trong năm 2021. AE hiểu được điều này sẽ hiểu được tại sao LayerZero sẽ chắc chắn và liên tục nằm trong 10 coinmarketcap sau khi lên sàn cho đến 2025. Hiểu được phần này đóng vai trò rất quan trọng để ae hiểu được lý do kèo x100 lần chắc chắn sẽ x100.

Coin rác (Shitcoin) + Sàn nhỏ. Combo yêu thích của tôi để săn kèo x10, x100.

Tại sao lại chọn shitcoin? Tại sao lại chọn sàn nhỏ?

 

Đầu tiên, chúng ta hãy so sánh việc tăng cân cho một em bé 5kg và một người trưởng thành 50kg làm ví dụ. Theo các bạn, để nuôi một em bé 5kg và một người nặng 50kg thì ai dễ tăng cân gấp đôi hơn? Rõ ràng là em bé 5kg. Và với 5kg tăng thêm, em bé đã tăng gấp đôi cân nặng của mình, còn người 50kg lên 55kg thì chỉ tăng thêm 10%. Trong khi đó, lượng dinh dưỡng và thời gian để em bé tăng gấp đôi là nhỏ hơn rất nhiều so với người 50kg. Trong ví dụ này, “dinh dưỡng” chính là volume và cân nặng chính là marketcap (vốn hoá) của dự án.

Dự án cap từ 10 triệu USD trở lại được cho là coin rác, tuy nhiên, đôi khi đây lại là các quặng vàng lẫn trong đống rác mà nhiều người không nhận ra. Đây chính là lý do mà tiêu chí low cap (vốn hoá thị trường của dự án đang còn nhỏ) luôn là tiêu chí top 1 trong các tiêu chí lựa chọn một hidden gem có khả năng x10, x100.

Khi mua một token thì sẽ có người trade và người hold. Những người trade có xu hướng bán chốt lãi hoặc chốt vốn, đây chính là lực bán cản trở dự án tăng giá. Một dự án càng nhiều người mua thì lực bán (volume sale) sẽ nhiều hơn, do đó dự án sẽ khó tăng giá hơn. Đó là lý do mình thích sàn nhỏ => lực bán nhỏ => dễ x10, x100.

Ví dụ trên cũng đồng thời giải thích cho việc khi một dự án đang ở sàn nhỏ, có tin list Binance thì sẽ pump 50%-100%. Và sau khi list Binance thì giá thường giảm sml. Là bởi vì khi dự án đó list Binance thì gần như ai cũng biết, những người đã mua thì thấy giá tăng sẽ bán, những người chưa mua thì sẽ tìm lên sàn nhỏ để mua. Còn những ai đợi list Binance rồi mua thì sẽ làm thanh khoản cho những người ở trước đó, trừ những người có kinh nghiệm, họ sẽ đợi giá tốt, chart đẹp, có good news rồi mới bắt đầu mua hold. Nhưng như các bạn đã thấy, đợi lên sàn mua thì x3, x5 là nhiều lắm rồi (trừ mùa uptrend như 2017, 2021). Còn ở các sàn nhỏ thì x10 là chuyện bình thường (bởi vì lúc này cap nhỏ, lực bán nhỏ).

Anyswap, sau này đổi tên là Multi, x20 lần trước khi lên sàn Binance.

 

MAGIC – Treasure DAO – x18 lần trước khi list Binance.

 

People, x36 lần trước khi list Binance.
Stargate Finance -Dapp đầu tiên trên LayerZero- X20 lần trước khi list Binance.

 

Vậy nên chọn sàn nào?

Trong các sàn nhỏ thì sàn MEXC là sàn mình thấy ổn nhất. Mình không nêu tên các sàn khác, nhưng các bạn cứ thử trải nghiêm sẽ thấy:

  1. Rút tiền nhanh: moá deposit tiền lên sàn thì phải cho người ta rút chứ như FTX thì toang. Tiêu chí này phải là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất.
  2. Support tốt, trả lời nhanh, thái độ rất dễ thương và thân thiện.
  3. Nhiều dự án ngon được list ở MEXC đầu tiên: People list ở sàn MEXC rất sớm, từ lúc giá chỉ mới 0.009 USD và 0.36 USD trước khi pump lên 0.186 USD và list Binance rồi sml. Magic mua thoải mái trên MEXC ở giá 1.3 USD trước khi lên 6.5 USD sau đó sml và list Binance.
  4. Volume giao dịch trung bình hàng ngày khoản 1 tỷ USD. Vừa đủ nhỏ để có thể pump x5, x10 (Binance là 30 tỷ USD) và vừa đủ lớn để đảm bảo thanh khoản khi dự án của bạn đã x10, x100.
https://coinmarketcap.com/exchanges/mxc/

Ngoài ra MEXC còn có các ưu đãi:

  1. Phí giao dịch chỉ có 0.06% (binance là 0.075% – 1%)
  2. Tổng giải thưởng lên đến 100 BTC cho các giải Vòng quay may mắn, airdrop, bảng xếp hạng theo lợi nhuận và bảng xếp hạng theo volume giao dịch: https://support.mexc.com/hc/vi/articles/14154069628441
  3. Nhiều chương trình airdrop khác cho user.
  4. ĐẶC BIỆT, ae sẽ được miễn phí hoàn toàn phí giao dịch (0%) và được tặng 10 USD khi nhập mã: 1YHf7 hoặc đăng ký tài khoản mới theo link: https://www.mexc.com/register?inviteCode=1YHf7

NHỮNG KẺ “LÃI LỚN” KHI ĐẦU TƯ DỰ ÁN BLOCKCHAIN.

Khi bạn gia nhập thị trường crypto tức là bạn đang ở trong một ván bài nơi có kẻ thắng và người thua. Để hiểu được tại sao có những người thường xuyên thắng lớn khi tham gia đầu tư những dự án blockchain, trước hết bạn cần phải hiểu rằng một dự án luôn có những vòng đầu tư qua từng giai đoạn, và đối với một dự án tiềm năng, những kẻ đi trước luôn nắm trong mình những lợi thế vượt trội. Bản thân tôi may mắn được quen biết nhiều và giúp đỡ bởi nhiều nhà đầu tư chiến lược của những dự án blockchain. Nhiều người trong số họ đã x20, x30 số vốn ban đầu, một số còn lãi nhiều hơn thế nữa, và họ coi điều đó là rất bình thường. Họ là ai? Họ là quản lý của những quỹ đầu tư lớn, là cố vấn có kinh nghiệm trong ngành, là những đối tác chiến lược của nhiều dự án blockchain, … Và giữa họ luôn tồn tại hai điểm chung: Thứ nhất, họ luôn phân tích cực kì kỹ lưỡng để đánh giá tiềm năng của dự án; và thứ hai, họ là những người đầu tư từ những vòng gọi vốn đầu tiên. Hãy cùng đi qua một chút về những vòng gọi vốn này để bạn hiểu hơn.

 

NHỮNG VÒNG GỌI VỐN CỦA 1 DỰ ÁN BLOCKCHAIN

Seed Round

Vòng gọi vốn hạt giống (Seed Round) là vòng gọi vốn khi dự án Blockchain mới chỉ ở giai đoạn hình thành ý tưởng. Seed Money thường có giá trị nhỏ (từ 10.000 – 20.000$). Vòng Seed Round này tạo điều kiện cho các dự án thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm, xây dựng mô hình kinh doanh để hấp dẫn những nguồn đầu tư khác.

Strategic Round

Vòng gọi vốn chiến lược (Strategic Round) là vòng gọi vốn khi dự án Blockchain đã hoàn thiện sản phẩm và có chiến lược tiếp cận thị trường cụ thể. Số vốn huy động được thường sẽ được dự án sử dụng cho việc triển khai kế hoạch quảng bá thương hiệu, kế hoạch tiếp cận thị trường, xây dựng cộng đồng,…Nhiều dự án Blockchain hiện nay không cần tới Vòng gọi vốn chiến lược, thay vào đó họ bắt đầu gọi vốn từ Vòng gọi vốn kín (Private Sale).

Private Sale

Vòng gọi vốn kín (Private Sale) là vòng gọi vốn khi dự án đã hoàn thiện whitepaper, triển khai xây dựng thương hiệu và có cho mình một cộng đồng nhỏ quan tâm. Rất nhiều dự án Blockchain hiện nay bắt đầu gọi vốn từ vòng Private Sale.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHỮNG VÒNG GỌI VỐN TRÊN

Với các vòng Seed Round, Strategic Round và Private Sale, nhà đầu tư sẽ được mua token của dự án với giá thấp hơn nhiều so với giá dự kiến trong tương lai, qua đó có cơ hội kiếm được mức lợi nhuận đáng kinh ngạc.

Ví dụ:  Hooked Protocol (HOOK), IEO trên Binance Launchpad ngày 24/11/2022 đang có giá là 1.4 USD. Giá ATH là 5.0 USD. Giá private sale của HOOK là 0.06 USD, còn giá seed round thì không được tiết lộ nhưng chắc chắn còn thấp hơn nhiều nên tụi nó mới giấu. Như vậy, nếu ae bỏ 1,000 USD mua được Private Sale con HOOK thì ATH ae đã có 83,000 USD (x83) lần và với giá hiện tại thì ae có 23,000 USD (x23 lần). Còn so với giá seed round chắc còn khủng khiếp hơn nữa.

Hooked Protocol token details.

 

Nhược điểm của việc đầu tư từ những vòng này là token sẽ bị khoá và trả dần trong một thời gian nhất định. Do đó, bạn cần có kỹ năng lựa chọn dự án tốt, tính toán điểm hoà vốn và phân bổ ngân sách hợp lý.

Token Vesting Process: Là việc khóa lại một lượng token trong một khoảng thời gian nhất định, mục đích chủ yếu là để làm giảm sự thao túng trên thị trường xảy ra do việc nắm giữ 1 lượng lớn token.


Public Sale

Public Sale hay còn gọi là Crowd Sale được hiểu đơn giản là vòng bán công khai token của một dự án nào đó trên các sàn tập trung (CEX) hoặc sàn phi tập trung (DEX). Mức giá của token được bán ở vòng Public Sale là cao hơn so với những vòng trước. Các hình thức huy động vốn phổ biến của Public Sale có thể kế đến như ICO, IEO, IDO, ILO. Vòng Public Sale không chỉ nhằm mục đích kêu gọi vốn mà còn giúp cho dự án mở rộng cộng đồng.

Khác với các vòng đầu tư trước, vòng mở bán Public Sale sẽ được thông báo công khai, qua đó bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham gia. Tuy vậy dự án sẽ giới hạn một lượng người nhất định có thể mua token, và mỗi nhà đầu tư cũng chỉ được quyền mua với một khoản tiền giới hạn (thông thường là từ 100 – 500 USDT).

Listing

Listing (lên sàn) là hình thức niêm yết token của dự án lên sàn để các nhà đầu tư tự do trao đổi, buôn bán. Việc lên sàn sẽ giúp token của dự án tăng tính thanh khoản cũng như để mọi nhà đầu tư đều có thể sở hữu token của dự án. Hình thức đầu tư trên sàn có tính thanh khoản rất cao. Tuy nhiên bạn khó có thể kiểm soát được mức lãi, lỗ của mình do những biến động nhanh chóng của thị trường. Bên cạnh đó, mức giá bạn mua thường cao hơn rất nhiều so với khi bạn đầu tư từ các vòng gọi vốn trước.Những người chiến thắng, họ luôn tìm cách để đóng góp cho dự án để nhận được quyền đầu tư từ những vòng gọi vốn đầu tiên. Họ hiểu rằng tính thời điểm và mức độ nhanh chậm quan trọng tới nhường nào trong việc đầu tư blockchain.

LÀM SAO ĐỂ BẠN – MỘT NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN CÓ THỂ ĐƯỢC THAM GIA VÀO NHỮNG VÒNG GỌI VỐN BAN ĐẦU?

Đối với các vòng gọi vốn ban đầu (Early Stage, Early Investor) như Seed Round, Strategic Round và Private Sale, thường chỉ có các quỹ đầu tư lớn hoặc các đối tác, cố vấn, những người có thể giúp đỡ dự án phát triển mới nhận được quyền đầu tư. Nếu là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, gần như bạn không thể tiếp cận những vòng gọi vốn này. Tuy vậy không phải là không có cơ hội. Hiện tại các dự án Blockchain cho phép những đối tác là những “tổ chức tự trị phi tập trung” (DAO – Decentralized Autonomous Organization) có thể đầu tư vào dự án từ vòng Private Sale, ngược lại họ sẽ giúp lan tỏa dự án đến với cộng đồng. Tùy theo quy tắc hoạt động của từng DAO mà lợi ích sẽ được chia theo mức độ đóng góp của từng thành viên cho cộng đồng.

 

NGUỒN: Mỹ Dung – Phocapblockchain

 

 

Thông tin thêm về seed round và private sale: https://bitcoinvn.com/threads/private-sale-la-gi-loi-ich-cua-private-sale.921/

6 tips để đánh giá và chọn lọc một dự án NFT x10, x100

Một NFT CryptoPunk hiếm vừa được bán với giá 2.7 triệu USD

Ngôi sao nhạc Pop Justin Bieber mua NFT BAYC trị giá 1,3 triệu đô la

Ronaldo bán NFT trên sàn Binance

Messi tham gia NFT

45.000 NFT của Donald Trump cháy hàng

 

Đây là các chủ mà mình nghĩ sẽ làm cho NFT ngày càng trở nên phổ biến hơn. NFT là gì thì chắc ai cũng biết rồi, nhưng làm thế nào để tìm kiếm được một dự án NFT có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai?

 

1. Tiện ích

Tiện ích của NFT đến từ ứng dụng thực tế của chúng, giữa cả thế giới vật lý và/hoặc kỹ thuật số. Khi cả hai thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn, thì cần có một loại tài sản để chuyển giá trị của tài sản từ thế giới thực sang thế giới kỹ thuật số. 

Ngoài tính độc nhất vô nhị, NFT có thể được sử dụng để thực hiện nhiều hành động khác nhau. Chẳng hạn, trong các trò chơi, chúng có thể được sử dụng như vật phẩm tăng sức mạnh hoặc bùa chú. Chúng có thể được sử dụng làm quần áo cho các nhân vật hoặc được sử dụng làm tài nguyên để xây dựng.

Tiện ích nằm ở trung tâm của bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào. Không có tiện ích, một tài sản kỹ thuật số không có trường hợp sử dụng và do đó, nhu cầu thấp. Một NFT với tiện ích mạnh mẽ mang lại cho nó giá trị trả trước, giá trị này có thể tích lũy theo thời gian, tùy thuộc vào mức độ phổ biến của dự án cơ bản và mức độ thu hút mà nó đạt được.

Có thể tìm thấy các ví dụ về tiện ích với NFT Chơi để kiếm tiền như Axie Infinity , MOBOX và các loại khác, trong đó NFT đóng vai trò quan trọng như tài sản trong trò chơi với một tập hợp các đặc điểm duy nhất mà NFT thu được giá trị từ đó. Vì NFT chơi game hiện đang nắm giữ nhiều tiện ích nhất, nên giá trị của NFT sẽ tiếp tục tăng trong hệ sinh thái chơi game khi các cộng đồng người chơi mới hình thành. 

Sức mạnh của bộ sưu tập NFT là một yếu tố khác góp phần tạo nên giá trị của NFT. Không phải tất cả các NFT đều là một phần của bộ sưu tập lớn hơn, nhưng đối với những bộ sưu tập đó, sức hấp dẫn của nội dung trong tương lai có thể ảnh hưởng đến giá trị của các NFT đã phát hành trước đó.  

Một yếu tố khác cần xem xét là tiện ích trong thế giới thực của NFT. Một số NFT có thể được sử dụng để đổi lấy các giải thưởng trong thế giới thực, trong khi những NFT khác, chẳng hạn, cấp quyền truy cập vào các sự kiện. Ví dụ: Bộ sưu tập Lewis Capaldi NFT trên Binance NFT cho phép người dùng nhận các phần thưởng đặc biệt với mỗi bộ sưu tập Hộp bí ẩn như vé tham dự phiên studio, chương trình trực tiếp bí mật và hàng hóa thực tế.

Một số cũng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Trong trường hợp này, NFT không thể truy cập được cho đến khi người vay hoàn trả khoản vay, cộng với tiền lãi đã thỏa thuận. Khi khoản nợ được hoàn trả, NFT được trả lại cho người vay. 

Đặt cược NFT cũng đã trở nên phổ biến như một tính năng giá trị gia tăng. Nếu người dùng đặt cược NFT gốc của một dự án, họ sẽ được thưởng bằng tiền xu trong trò chơi có thể được sử dụng để đổi lấy nội dung cao cấp. Binance NFT là một trong những nền tảng phổ biến nhất dành cho NFT chơi game, đặc biệt là với sự ra mắt của IGO (Cung cấp trò chơi ban đầu) , nơi người dùng có thể khám phá các tài sản NFT chơi game cốt lõi từ các dự án trò chơi hàng đầu chỉ có trên Binance NFT.

2. Độ hiếm

Độ hiếm hoặc tính độc đáo là phẩm chất cốt lõi của NFT. Một số NFT được tạo bởi các nghệ sĩ nổi tiếng. Những người khác đại diện cho các tài sản trong thế giới thực được mã hóa. Tất cả các NFT đều là duy nhất và quyền sở hữu cũng như tính xác thực của chúng có thể được xác minh bởi bất kỳ ai nhưng không bao giờ bị thay đổi (quyền sở hữu có thể đổi chủ nếu NFT được mua, bán, tặng hoặc giao dịch). Nói chung, NFT theo yêu cầu có giá trị lớn hơn. 

Quy luật cung cầu và quy luật khan hiếm quy định rằng các NFT hiếm, có nhu cầu thường thu hút nhiều người mua hơn và bán với giá cao hơn. Các nền tảng của bên thứ ba như rarity.tools có thể giúp người dùng có cái nhìn khách quan hơn về mức độ hiếm thực sự của một NFT. Các nền tảng này sẽ truy cập trình khám phá chuỗi khối và các nguồn khác để ước tính độ hiếm của NFT, có tính đến các yếu tố như mức độ phổ biến, khối lượng giao dịch và số lượng chủ sở hữu của NFT. 

3. Quy mô cộng đồng

Cộng đồng là một yếu tố quyết định đối với NFT, vì nó ảnh hưởng đến số lượng người dùng và người mua tiềm năng mà nó có trên thị trường mở. Cộng đồng càng lớn thì NFT càng thu hút được nhiều lời truyền miệng. Điều này sau đó giúp dự án tiếp cận được nhiều người mua tiềm năng hơn. Chẳng hạn, Bored Ape, một bộ sưu tập NFT phổ biến, có một cộng đồng lớn và tích cực giúp giới thiệu dự án tới nhiều đối tượng hơn. Người dùng có thể dễ dàng kiểm tra quy mô cộng đồng của dự án bằng cách truy cập các trang mạng xã hội chính thức của dự án và kiểm tra số lượng người đăng ký để biết quy mô của cộng đồng. Một yếu tố khác cần xem xét là số lượng NFT có sẵn trên thị trường thứ cấp. Sự phong phú của NFT có sẵn kết hợp với việc đặt giá thầu thấp hoặc hoạt động của người mua có thể cho thấy nguồn cung vượt xa nhu cầu.

Cũng đáng để mắt đến là số lượng ví duy nhất đã tham gia vào thị trường NFT hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Đây thường là một yếu tố dự đoán mạnh mẽ về nhu cầu thị trường tổng thể.  

4. Tiềm năng của NFT

Tiềm năng đề cập đến việc liệu các NFT có chỗ để phát triển dựa trên độ hiếm và quy mô cộng đồng của chúng hay không. Tiềm năng tăng trưởng có thể được ước tính bằng cách tính đến cung và cầu tương đối của NFT. 

NFT với sự hỗ trợ lâu dài của cộng đồng có thể trở nên có giá trị hơn, vì dự án có nhiều khả năng duy trì hoặc đạt được sức hút theo thời gian, làm tăng nhu cầu và làm cho NFT hiếm hơn, nói một cách tương đối và có giá trị hơn. 

Sự chú ý lâu dài của cộng đồng ngụ ý khoảng thời gian tiềm năng mà một bộ sưu tập sẽ vẫn phù hợp trên thị trường và sẽ duy trì sự tham gia của người dùng. Chiến tranh giữa các vì sao là một ví dụ điển hình về sự chú ý lâu dài của cộng đồng, vì loạt phim nổi tiếng đã thu hút và phát triển cơ sở người xem trong hơn 40 năm. Người dùng nên đánh giá mức độ hấp dẫn của NFT khi nói đến khả năng thu hút sự chú ý lâu dài của cộng đồng, bên cạnh các yếu tố chính khác được đề cập ở trên.

5. Xuất xứ

Xuất xứ có liên quan đến nguồn gốc của NFT. Trước khi xem xét NFT, trước tiên người dùng nên tìm hiểu về người tạo. Điều này bao gồm thực hiện nghiên cứu về nguồn gốc của người sáng tạo, cốt truyện của NFT, sự nổi bật của người sáng tạo trên thị trường, trong số các yếu tố khác. Việc nghiên cứu một người sáng tạo tương đối đơn giản vì người dùng có thể kiểm tra các trang sáng tạo và lượt theo dõi cộng đồng của họ để đánh giá tiềm năng phát triển cá nhân của họ.

Tác giả càng nổi bật thì khả năng tác phẩm của họ được coi là có giá trị trên thị trường càng cao.

6. Sở thích cá nhân

Mặc dù có những tiêu chí khách quan mà người dùng nên ghi nhớ khi quyết định mua NFT, nhưng tính chủ quan và sở thích cá nhân vẫn có tác dụng. Luôn có khả năng người dùng có thể chỉ thích một NFT vì bất kỳ lý do nào: hình thức bên ngoài và tính thẩm mỹ, kết nối cá nhân, mức độ liên quan của ứng dụng NFT hoặc mối quan hệ với dự án phát hành—đây chỉ là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cá nhân của NFT đối với người sưu tập nó.

Luôn có khả năng một nhà sưu tập sẽ yêu cầu mức giá cao hơn thị trường cho một NFT chỉ vì giá trị mà cá nhân họ gán cho tài sản. Cuối cùng, các nhà sưu tập nên mua một NFT mà họ thực sự thích và hiểu, đặc biệt nếu họ muốn giữ nó lâu dài. Khi các nhà sưu tập mua một NFT mà họ thích, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào giá trị nội tại hơn là “giá giao dịch”, vì NFT cuối cùng có thể mất giá, nhưng giá trị ở cấp độ cá nhân sẽ vẫn còn, mang lại sự hài lòng lâu dài khi sở hữu.

Phần kết luận

Các chỉ số được đánh dấu trong bài viết này nên được coi là mẹo để tham khảo hơn là xác định các yếu tố cố định. Không có cách nào để dự đoán định lượng giá trị tương lai của NFT. Giá trị của NFT được xác định bởi các lực lượng thị trường và trước tiên người dùng nên thực hiện một số nghiên cứu và phân tích chuyên sâu nếu họ đang mua bất kỳ NFT nào cho chính mình.

Mặc dù NFT có thể và thực sự thu hút các nhà đầu cơ muốn kiếm lợi nhuận, nhưng người dùng nên cân nhắc cẩn thận các yếu tố bên ngoài như tiện ích hoặc độ hiếm của NFT với các yếu tố bên trong như liệu họ có đánh giá NFT theo giá trị cá nhân hay không. Giá trị của NFT khác nhau tùy thuộc vào con mắt của người xem. Ngay cả những NFT, trên thị trường thứ cấp, có ít giá trị, cũng có thể được coi là vô giá đối với chủ sở hữu phù hợp. 

 

NGUỒN: Binance

HƯỚNG DẪN SĂN HIDDEN GEMS VÀ KIẾN THỨC TRÊN TWITTER

Có bao giờ bạn tử hỏi những cao thủ họ tìm kèo và cập nhật kiến thức ở đâu chưa? Tại sao những KOLs họ luôn đi trước chúng ta? Anh Ryan từng chia sẻ rằng mỗi sáng anh đều thức dậy sớm để dành thời gian check thông tin và lọc nhanh các sự kiện quan trọng trên Twitter.
Bởi vì đa số anh em chưa biết tận dụng tài nguyên trên kênh Twitter thế nên bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được trong quá trình thực hành với thị trường. Cũng nhân dịp Elon Musk vừa hoàn tất quá trình “thâu tóm” Twitter đặt nền móng cho tương lai phát triển mạnh mẽ hơn nữa của thị trường Crypto, mình sẽ cùng anh em sạc lại một số tips nhỏ để tận dụng Twitter phục vụ cho hành trình x100 nhé!
I. FOLLOW VÀ HỌC HỎI TỪ CÁC KOLS NỔI TIẾNG
Twitter được mệnh danh là mạng xã hội dành riêng cho giới Crypto thế nên các hoạt động trên kênh này về mảng Crypto là rất sôi nổi. Có rất nhiều nhà đầu tư lâu năm với hàng đống kinh nghiệm trong thị trường họ vẫn đang tích cực chia sẻ miễn phí trên Twitter, nếu trong uptrend fomo anh em có thể không chú ý tới thế nhưng trong thời điểm thị trường diễn biến xấu như thế này đây là thời điểm vàng để chúng ta nạp lại kiến thức.
Song song với đó là những “hidden gems” mà anh em có thể dễ dàng bắt gặp khi lướt vài vòng Twitter. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết chúng ta đang follow ai? họ có thực sự là KOLs xịn hay không? Vậy thì có một tips dưới đây mà anh em có thể thực hiện nhanh nhé:
  • Ví dụ: Chúng ta đều biết đến Ryan Nguyen rồi đúng không, KOL xịn khỏi bàn. Những người xịn họ thường có mindset học tập những người “xịn” hơn họ (ở một khía cạnh nào đó) thế nên khi anh em đã biết và follow Ryan rồi thì hay vào ngay profile của anh để tìm xem anh đang follow những “KOLs” nào. Lọc chọn những người phù hợp với phong cách mà anh em theo đuổi và bấm follow theo luôn thôi.
Các bạn có thể follow những người nổi tiếng như:
  • KOLs đầu ngành: @elonmusk, @cz_binance, @VitalikButerin… những người này có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn, thậm chí chỉ 1 tweet hint về token ABCXYZ thôi là đám đông sẽ fomo luôn rồi chả kịp nghĩ. Điển hình là $DOGE mới bay x2 ngay sau khi Elon hint về nó không lâu.
  • Góc Bóc Phốt: @zachxbt, @hellspawncrypto,@AlgodTrading… đây là những ông thần bóc phốt, không phải fud nhé mà là bóc phốt thật sự. Bữa algod mới bóc mẽ mô hình ponzi của Luna và cái kết thì ai cũng biết rồi đó.
  • Rèn kiến thức: @thedefiedge, @DeFi_Made_Here, @Cov_duk… những ông trùm học thuật, họ chia sẻ kiến thức cực kỳ súc tích và đảm bảo dễ trôi cho anh em.
  • Kiến thức + Trading: @LadyofCrypto1, @tracecrypto1, @MacnBTC… ngoài kiến thức ra thì toàn kèo là kèo. Kèo có kèm phân tích nhé và anh em nhớ là phải tự DYOR nữa chứ không nên cứ thấy kèo là đu đâu.
  • Kiến thức chuyên sâu về BlockChain:@PlayerFi… quá hay quá đỉnh nhưng lâu lâu không hiểu gì. PlayerFi là anh Lê Thanh C98
  • Kiến Thức Onchain : The Datafi VietNam (Facebook, Telegram nữa nhé anh em)
Bonus: Ngoài ra các bạn có thể cập nhật kiến thức theo ngày nâng trình độ của mình tại đây, có kênh Tele xịn tổng hợp nguồn từ Twitter để học mình hỏi được từ anh Jack Vĩ C98: https://web.telegram.org/k/#@defillama_tg
 
Biết cách tận dụng công cụ tìm kiếm cũng giúp anh em lọc được kha khá các thông tin “rác” gây nhiễu và tối ưu được thời gian hơn. Bộ lọc có thể giúp anh em tìm theo từ khóa, theo giới hạn số lượt like/Retweet bài. Mình hay dùng bộ lọc bài viết với lượng like và comment trên 100 để không bị nhiễu.
II. TÌM DỰ ÁN TIỀM NĂNG TRÊN TWITTER.
a) Tìm dự án.
Nếu anh em thấy một dự án mới nổi được ca ngợi về tiềm năng và được thị trường bàn tán quan tâm rất nhiều thì việc cần làm đầu tiên đó là dự án đó trên Twitter thôi. Ví dụ như Aptos, Sui, Aleo gần đây được bàn tán rất sôi nổi, anh em dạt vào Twitter follow một loạt các dự án trong hệ sinh thái, biết đâu trong đó có hiddem gems, việc của chúng ta là quan sát dần và lọc dự án để theo dõi. Việc follow Twitter cũng giúp anh em rất nhiều trong việc chiếm lấy vị thế sớm của dự án, chẳng hạn như cày suất whitelist, join discord sớm cày OG,… vị thế sớm mang lại cơ hội thắng cao hơn phần đông ngoài kia đấy.
Mục đích
  • Tìm những Dapp tiềm năng trong hệ sinh thái của Blockchain đó. Bởi vì những dự án native, là dự án được chính team blockchain hỗ trợ hoặc chống lưng thì thường được retweet lên trang của họ. Từ đó, có thể tìm ra các suất whitelist, airdrop, retroactive hoặc cơ hội đầu tư khi dự án có ra mắt token.
Ví dụ như blockchain layer1 với cú airdrop đình đám mới đây là Aptos thì chúng ta có thể follow họ để mò gems trong hệ. Dòng tiền sẽ vào mấy con hàng bridge đầu tiên thế nên gần đây cộng đồng mới phím nhau con Pontem rồi Theaptosbridge đó. Anh em cũng có thế tự mình tìm ra chúng khi follow hệ thôi.
b, Follow theo các quỹ, các kols.
Hãy follow: Devs, CEO, Founder của một dự án hoặc các Quỹ đầu tư, KOLs lớn vì thường họ sẽ retweet hoặc đề cập đế dự án mà họ đầu tư. Anh em chỉ cần tinh ý một chút là sẽ túm được alpha từ sớm nhờ những người này ngay.
Mục đích:
  • Theo dõi hành vi và thông tin họ đưa ra về dự án. Những bài tweet của họ cũng có thể là một manh mối cho các kế hoạch trong tương lai.
Nhưng mà nhiều khi lúc họ tweet có thể cũng đã trễ thế nên anh em nên vào xem luôn họ đang Follow những ai, những dự án nào. Nếu thấy họ có follow dự án mới còn lạ thì vào check xem dự án đó có đáng quan tâm hay không?
c, Cách tìm kiếm trên Twitter.
Anh em có thể tối ưu hóa việc search bằng cách thêm các ký tự “#” trước từ khóa anh muốn search và “$” trước tên một đồng Coin / Token nào đó.
Ví dụ mình đang muốn tìm kiến kèo Airdrop, mình search: #Airdrop Airdrop #Retroactive Retroactive
Kiếm kèo Airdrop, Retro là vừa tìm dự án mới cũng là vừa là tìm cần câu cơm với vốn 0đ.
Bước tìm kiếm còn giúp anh em kiểm tra độ hưng phấn của cộng đồng trên Twitter. Nêus mà số đông đang liên tục nhắc đến dự án, những từ khóa có tần suất xuất hiện nhiều thì anh em có thể đang vớ được gems rồi đấy. Tất nhiên cần phải research sâu hơn về dự án đã rồi hãy quyết định có đầu tư hay không.
d, Tìm trên Discord.
Ngoài lề một xíu, Twitter là một nơi tìm kèo tốt nhất chứ không phải duy nhất. Anh em đừng quên một nền tảng rất nhiều người dùng khác là Discord và đây là nơi dự án thường hay để lộ tin sớm rất nhiều qua những đoạn chat với Member trong Room.
Thêm nữa, kênh Discord của các Blockchain họ thường có một Room để các dự án phát triển sản phẩm trên hệ quăng link vào cho Member.
Anh em có thể tận dụng từ đây để tổng hợp ra các kèo Airdrop, Retro và các cơ hội đầu tư sớm nhất. Sẽ khó tránh các trường hợp scam hoặc spam, nếu anh em người mới thì càng nên cẩn trọng nhé.
e, Trending.
Trên twitter có một khu vực dành riêng cho các từ khóa đang trending. Để ý bên phía tay phải màn hình, có khu vực “Trending – Xu hướng cho bạn”. Nếu thấy có gì đó liên quan tới Crypto thì c bỏ ra một ít thời gian xem nó là gì!
Phải nhiều người quan tâm bàn tán thì mới Top trending , tuy nhiên khi lên top trending rồi thì có quá nhiều người biết rồi có thể kèo không được tốt nữa vì vị thế mình là đi sau nên phải cẩn thận nhưng mà cái trending này thường đa số là dram, rồi fud nên cũng cần theo dõi
P/s : nên đổi Ip sang nước Mỹ nhé, không đổi cũng không sao nhưng sang IP Mỹ thì nó tối ưu hơn
NGUỒN: Phạm Hoài Thương_ Hội người Do Thái nói Tiếng Việt.