“Blockchain trong blockchain, chuỗi khối trong chuối khối”. Sau 2 năm ẩn mình, Linera comback mang theo một hiện tượng mới: microchain.

Các diễn viên chính:

 

  • Mathieu Baudet trong vai Founder/CEO: Researcher and Software Engineer, trước đây đã giúp phát triển Novi tại Meta cũng như các hệ thống và giao thức chuỗi khối LibraBFT, FastPay và Zef.
  • Bernadette Cay trong vai COO: Bernadette đã giới thiệu các sản phẩm tại Google, trên Chrome, Google Maps và AdWords. Cô đã mở rộng quy mô sản phẩm, cơ sở hạ tầng và nhóm tại MoPub, sàn giao dịch quảng cáo di động được Twitter mua lại.
  • Janito Vaqueiro Ferreira Filho trong vai Software Engineer: Cựu cộng tác viên Rust cho dự án Zebra của ZCash Foundation.
  • Jesse Pariselli trong vai Head of Community Growth: Jesse là một chuyên gia về hoạt động và cộng đồng web3. Ông quản lý chương trình vườn ươm khởi nghiệp đầu tiên cho các dự án xây dựng trên giao thức Arweave.
  • … và các diễn viên khác.

 

Nguyên tác: Mathieu Baudet (CEO).

 

Các nhà tài trợ: Andreessen Horowitz (A16Z- Lead investor), cùng với Tribe Capital, Cygni Capital và Kima Ventures. (Seedround – $6M)

 

 

Xin hân hạnh giới thiệu: Linera và làn sóng mới “chuỗi trong chuỗi”.

 

 

Tập 1: Các mô hình Sổ Cái Phi Tập Trung phổ biến hiện nay.

 

1. Blockchain truyền thống (Bitcoin, Ethereum): Mỗi nodes hoạt động độc lập, có nhiệm vụ xác thực thông tin vào tạo khối, cũng như đưa khối vào cây Merkle.

 

 

 

2. Directed Acyclic Graph (Iota, Fantom, Vite): Nếu trong blockchain truyền thống, các nodes đều phải cùng nhau xác thực một thông tin xong rồi mới đến thông tin tiếp theo; thì trong DAG, mỗi nodes đều có thể xử lý thông tin riêng, sau đó nó sẽ truyền thông tin đến một số lượng các nodes khác để các nodes khác xác minh tính xác thực của thông tin đó. Như trong Hedera thì nodes xử lý thông tin xong sẽ truyền đến 2 nodes khác, 2 nodes này xác minh xong sẽ truyền đến 4 nodes tiếp theo,… và cứ thế. Ưu điểm của DAG là nhanh hơn blockchain truyền thống do cùng một lúc có thể xử lý và xác minh nhiều thông tin thay vì làm theo tuần tự. Tuy nhiên, vì tổng số nodes cùng xác thực một thông tin là ít hơn so với kiểu truyền thống nên hiển nhiên DAG ít an toàn hơn. Ngoài ra thì mô hình này sẽ khá rối khi network trở nên lớn mạnh vì sẽ có trường hợp 1 node sẽ phải xác minh nhiều hơn một thông tin, lúc này node đó vẫn phải xử lý tuần tự như blockchain truyền thống và các node khác thì đang rảnh hoặc phải chờ node này xong việc.

 

3. Sharding (Zilliqa, QKC, Solana, Near,…): Các nodes hoạt động thành từng cụm gọi là một shard, mỗi cụm gồm nhiều nodes. Xem thêm về Sharding ở bài viết “Câu chuyện khả năng mở rộng (Scalability) và giải pháp Sharding cho Blockchain“.

 

Giả sử một blockchain có tất cả 100 nodes:

  • Đối với blockchain truyền thống: Mỗi nodes trong một 100 nodes này đều phải xác minh tính hợp lệ của thông tin, sau khi có 51 nodes xác nhận một thông tin là hợp lệ thì thông tin đó sẽ được đưa vào cây Merkle để lưu trữ vĩnh viễn.

 

  • Đối với Sharding: Mỗi shard sẽ chịu trách nhiệm xác thực thông tin khác nhau. Như vậy nếu mỗi 25 nodes chụm lại làm việc với nhau (1 shard) thì blockchain này sẽ có 100/25 bằng 4 shards. Nhưng vậy, cùng một thời điểm blockchain này có thể xác minh được 4 thông tin khác nhau thay vì chỉ 1 như blockchain truyền thống. Rõ ràng thì theo cách này sẽ nhanh hơn so với blockchain truyền thống, tuy nhiên, về độ an toàn cho các thông tin và hệ thống blockchain thì sharding ít an toàn hơn bởi vì khả năng thao túng 1 shard (13 nodes trong số 25) nodes chắc chắn là dễ dàng hơn so với việc thao túng 51 nodes để thắng trong cuộc biểu quyết của 100 nodes. Vitalik đã cải tiến nhược điểm này bằng cách cho một số nodes trong các shards trao đổi chéo thông tin với nhau.

 

 

Tập 2: Các giải pháp mở rộng thường thấy.

 

 

1. Blockchain đơn tốt hơn (Aptos, Sui,…): Tìm cách cải tiến hệ thống blockchain nguyên thuỷ thông qua việc tăng tốc độ sản xuất khối, tăng kích thước khối, giảm độ trễ,… Cách làm này chỉ hiệu quả trong một giới hạn nhất định, nó giống như việc mở rộng đường xá, phân luồng giao thông và hạn chế các xe khách, xe tải đi vào thành phố vậy. Thoạt đầu thì có vẻ hiệu quả, nhưng dân cư ngày càng đông, lượng xe máy + ô tô tham gia giao thông ngày càng nhiều thì kẹt đường chỉ là vấn đề thời gian. Đây chính là lý do mình chê Aptos và Sui, bây giờ tụi nó nhanh và rẻ là vì tụi nó đang ở mức độ thị trấn thôi, nào lên thành phố trực thuộc Trung Ương sẽ thấy độ cùi bắp của 2 đứa nó.

 

 

2. Blockchain sharding: Sharding là gì, cách hoạt động như thế nào thì mình đã nói ở trên. Cách này thì tiến bộ hơn hẳn so với blockchain đơn (kiểu truyền thống). Tuy nhiên, nó cũng có một số vấn đề.

  • Đầu tiên, kẻ tấn công có thể tấn công có chọn lọc vào shard yếu nhất trong hệ thống.

 

  • Thứ hai, mỗi shard gồm tập hợp nhiều nodes. Khi cần tổ chức sắp xếp lại các shard, hoạt động này sẽ đòi hỏi giao tiếp rộng rãi giữa các shards => mất nhiều thời gian.

 

  • Cuối cùng, khi số lượng shards tăng lên, thì số lượng thông tin trao đổi chéo giữa các shard cần được xác minh cũng tăng theo. Càng nhiều shard thì càng rối, do đó tạo ra độ trễ đáng kể => vẫn nghẽn mạng như thường.

 

 

3. Rollups:

 

 

Các giải pháp Layer2 phổ biến hiện tại là Optimistic rollup hoặc  ZKRollup. Cụ thể thì hiện tại có $OP, $ARB, $ZKSync, $Scroll và $Ulvetana. Làm gì thì làm, tụi này vẫn phải đưa dữ liệu về Layer1 để ghép vào cây Merkle, như vậy tốc độ vẫn một phần phụ thuộc vào Ethereum. Vẫn là câu chuyện đường xá, Layer2 ở đây giống như việc xây cầu vượt, hầm vượt và tàu cao tốc Cát Linh – Hà Đông. Nó sẽ giải quyết tốt câu chuyện tắc nghẽn hơn nhiều so với Aptos và Sui, nhưng lâu dài thì vẫn khó tránh được việc tắt nghẽn.

 

 

Tập 3: Lụm được bí kíp: Hơi thở của … Tác Giả.

 

 

– Thức thứ nhất, trình xác nhận đàn hồi: Trình xác nhận trong blockchain có nhiệm vụ xử lý các thông tin trong block và xác minh tính hợp lệ của nó để đưa block vào cây Merkle. Trình xác nhận đàn hồi là một trình xác nhận có thể thêm/bớt các nodes vào một hoạt động xử lý thông tin cũng như linh hoạt phân chia công việc cho các nodes, vì vậy quy mô số nodes tham gia vào công việc cũng theo đó mà co giãn (đàn hồi) cho phù hợp với khối lượng công việc. Nhờ tính năng này mà Linera Network có thể hoạt động với công suất cao nhất với tốc độ nhanh nhất và chi phí rẻ nhất.

 

– Thức thứ 2, không cần mempool: Trong blockchain truyền thống, thêm một node là thêm một validator (trình xác thực). Khi có một giao dịch xuất hiện, giao dịch sẽ được các validator trao đổi với nhau và lưu trữ tạm thời trong mempool (của mỗi validator) trước khi được xác thực là hợp lệ và đưa vào cây Merkle. Vì Linera không có mempool nên sẽ tiết kiệm được nhiều time cho công đoạn này, do đó tốc độ sẽ được cải thiện đáng kể. Để hiểu được điều này thì anh em cần tìm hiểu khái niệm mempol trong bài viết về Sei Network

 

– Thức thứ ba, tách riêng hai nhiệm vụ mở rộng network và xác thực thông tin: Nhiệm vụ mở rộng là của các nodes, còn nhiệm vụ xác thực là của validators, do đó hai nhiệm vụ này là hoàn toàn không liên quan. Vì sự không liên quan này nên sai ở đâu thì sửa ở đó thôi, không bị chồng chéo công nên linh hoạt hơn, tiết kiệm hơn và dễ dàng mở rộng hơn.

 

– Thức thứ tư, Delegated Proof Of Stake (DPOS): Một kiểu consensus khác của POS, người dùng staking coin để tham gia vào việc xác thực các giao dịch của network, qua đó nhận lại phần thưởng theo một tỷ lệ nhất định. DPOS khác với POS ở chỗ là với POS, user có thể tự staking bằng ví cá nhân, còn DPOS phải uỷ quyền cho các ví nhất định. Rõ ràng thì để đầu tư, vận hành và quản lý thì một CPU tốn nhiều tiền và công sức hơn là một cái ví staking. Do đó xét về khả năng mở rộng thì DPOS xịn vượt trội hơn POW. Tuy nhiên, nếu nói về tính Decentralized thì POW lại không có đối thủ. Đối với mình thì cái này lại là ưu điểm vì “Cá Voi” nó gom được nhiều coin nhất có thể thì mới dễ đẩy x10, x100.

 

– Thức thứ năm, hào quang nhân vật chính: Cùng lúc sử dụng được hơi thở mặt trời, hơi thở của nước và hơi thở sấm sét thì chỉ có thể là do tác giả buff mà thôi. Tuy nhiên, với Linera, tuyệt đối không phải do dev phê thuốc khi nói rằng một mình Linera Network có thể hỗ trợ tới ba loại blockchain khác nhau. Thật lòng mà nói thì nó hoàn toàn khả thi. Đầu tiên, anh em cần hình dung được là mỗi nodes trong Linera sẽ là một blockchain. Linera Network gồm rất nhiều nodes khác nhau, nghĩa là có rất nhiều blockchain khác nhau cùng cùng tồn tại và làm việc tạo nên Linera Network. Các blockchain trong mạng lưới này gọi là microchain, và có 3 loại microchain chính:

  • Single-owner chains: Xác thực thông tin, đề xuất các khối và đảm bảo tính an toàn bất biến của dữ liệu. Vai trò của chain này tương tự blockchain của Bitcoin hay Layer1 của Ethereum.

 

  • Permissioned chains: Dành cho một nhóm clients tương tác với nhau. Phù hợp với các hoạt động ở tầng ứng dụng. Cho phép chủ sở hữu làm gián đoạn các đề xuất khối đang diễn ra một cách an toàn. Hoặc để ủy thác các hoạt động bảo trì liên quan đến cấu hình lại trình xác thực.

 

  • Public chains: Quản lý validator, stakes và các hoạt động quản trị network khác. Chạy các thuật toán chỉ phù hợp với kiểu blockchain truyền thống mà không hợp với mô hình microchain.

 

 

Tập cuối (Phần 1): Hiện tại thì Linera đã ra mắt mặt bộ công cụ cho nhà phát triển, đối với một dự án chỉ mới raised xong vòng seed thì mức độ tiến triển như thế này là quá tốt. Sẽ còn nhiều chặng đường nữa mới “THỈNH được KINH“, tuy nhiên mình lại rất tin tưởng đây sẽ là kèo tăng tài khoản hàng trăm lần vào năm 2025. Anh em thử hình dung xem, một mạng lưới bao gồm rất nhiều microchain hoạt động sẽ như thế nào? Nó tương tự như tất cả các Layer1 hiện có – bao gồm Bitcoin, Ethereum, Solana, Fantom, ADA, Mina, Polkadot,… – vẫn là mỗi thằng làm một việc nhưng hợp nhất thành một mạng lưới các blockchains và tương tác hỗ trợ lẫn nhau: nói về tốc độ thì nó là bố của các loại tốc độ, nói về mở rộng thì nó là ông nội của các loại mở rộng; còn nói về an toàn thì nó ông cố tổ của các loại an toàn.

Cải thiện lên đến 83% thông lượng, giảm đáng kể nguy cơ nghẽn mạng và tăng cao tốc độ xử lý giao dịch, thế lực nào đã chắp cánh cho Sei làm được điều đó?

Điểm qua một vài thông tin về Sei Network:

 

1. Seedround:   Raised $5M từ 7 quỹ, lead by Multicoin Capital và các quỹ theo bao gồm: Coinbase, Delphi Digital, GSR, Folw Traders, Triblock và Hudson River Trading.

 

2. Seiries A:   Raised $30M, bao gồm 11 quỹ với sự có mặt của 9 quỹ mới: Jump Crypto, Distributed Global, OKX Exchange, MH Ventures, Asymmetric Capital Partners, NoLimit Holdings, Foresight Group, Hypersphere Ventures, Bixin Ventures. 2 quỹ cũ là Multicoin và Flow đã join từ seed giờ join tiếp.

 

3. Valuation:   $800M.

 

4. Thành tựu Testnet:   Độ trễ 500ms, 20.000 tps, 100M+ transactions, 4M users.

 

5. $120M:   Quỹ phát triển hệ sinh thái với sự tham gia của Coinbase, Layerzero, Foresight Ventures, Jump Crypto,…

 

6. Các dự án lớn tham gia hệ sinh thái:

  • Axelar Network: omnichain blockchain, một giải pháp tương tự LayerZero.

 

  • Sushi Swap: sàn dex lớn thứ hai trên Ethereum sau Uniswap, và là sàn dex đầu tiên ứng dụng và làm việc trực tiếp với LayerZero.

 

  • Nitro: Layer2 đầu tiên cho Solana, tạo ra khái niệm SVM (Solana Virtual Machine), mở cửa khẩu cho Solana và Cosmos.

 

 

 

 

Vậy, SEI có gì hot?

 

1. Là một thế hệ L1 đi sau, tất nhiên SEI phải có các đặc điểm ưu việt mà các L1 đi trước có: Smart contract, decentralized, trustless, permissionless.

 

2. Ngoài ra, Sei còn có thêm một số đặc điểm tiến bộ khác:

 

  • Chống front-running (front-runing đề cập đến việc bạn biết trước sẽ có một giao dịch BUY với volume lớn, bạn tranh thủ mua trước để hưởng lợi; và tương tự với giao dịch SELL),

 

  • Xử lý giao dịch song song (Solana và các blockchain áp dụng mô hình đồng thuận DAG và Sharding đang làm rất tốt việc này).

 

 

Tuy nhiên, nếu chỉ nhiêu đó thôi thì chưa đủ để làm cho SEI trở nên đặc biệt. Điều làm cho SEI đặc biệt là khả năng giảm 1/2 nguy cơ nghẽn mạng thông qua cơ chế đồng thuận của nó: Twin-Turbo Consensus.

 

 

Twin-Turbo Consensus bao gồm 2 thay đổi lớn: Intelligent block propagation và Optimistic block processing.

 

1. intelligent block propagation (truyền khối thông minh):

 

  • Khi một user phát sinh một giao dịch, node nào nhận được giao dịch này đều phải trao đổi thông tin tới tất các cả nodes khác còn lại. Lúc này, giao dịch này được lưu lại trong bộ nhớ tạm của các validators của các nodes.

 

  • Một block mới đề xuất sẽ chứa một tập hợp các giao dịch mới cần được xác thực tính hợp lệ. Quy trình xác thực một block của hầu hết các blockchain hiện tại là khi một node (ví dụ: node_01) tổng hợp xong một block, node_01 sẽ gửi toàn bộ nội dung trong block đó tới các nodes còn lại để xác minh tính hợp lệ. Sau khi có ít nhất 51% các nodes xác nhận thì block đó là sẽ được lưu vào cây Merkle.

 

  • Hầu hết các blockchain hiện tại đều hoạt động theo quy trình này. Cách làm này không có vấn đề gì cả, tuy nhiên nó hơi rườm rà ở chỗ là khi xác minh một block, các nodes phải nhận được block đó thì mới xác minh được. Mà các thông tin trong block đó lại là các giao dịch mà mỗi validator đã nhận được từ trước trong giai đoạn trao đổi thông tin.

 

  • Giờ nói ra thì nghe nó đơn giãn voãi nhưng đây là lại câu chuyện mà từ trước đến giờ chưa ông nào làm. Rõ ràng là gửi một block chứa full thông tin và một block chỉ chứa hash thôi thì cách thứ hai sẽ nhanh hơn và chiếm ít băng thông hơn nhiều. Vì các giao dịch đã nằm sẵn trong bộ nhớ tạm rồi nên các validator của các node trong Sei chỉ việc tổng hợp lại thông tin dựa trên các hash nhận được rồi dựa vào đó mà xác minh tính hợp lệ của block thôi. Bằng cách này, Sei Network giảm nguy cơ nghẽn mạng đi một cách đáng kể và tăng băng thông lên đến 40%.

 

 

2. Optimistic block processing: Đây là bước thay đổi lớn thứ hai trong Twin-turbo consensus. Cách này đề xuất đến việc xử lý và chấp nhận ở quy mô khối hơn là các giao dịch. Theo Jayendra Jog, Co-Founder của Sei thì cách này có thể làm giảm độ trễ đến 30% và tăng thông lượng thêm 43%

 

 

CÓ NÊN ĐẦU TƯ SEI KHÔNG?

 

TẤT TAY. Đó là người khác sẽ nói thế chứ mình thì mình sẽ trả lời là nên phân bổ vốn. Có 5 lý do mà mình sẽ bullish cho SEI:

 

1. Sei là Layer1: Kể từ lúc Bitcoin ra đời đến giờ khoảng 14 năm. Từ lúc Ethereum ra đời đến giờ là khoảng 8 năm. Tuy nhiên, đến tận bây giờ thì Bitcoin mới bắt đầu phát triển smart contract và Ethereum thì mới tìm ra được giải pháp giải quyết vấn đề Blockchain Trilemma bằng cách phối hợp sự đổi mới (POS) cộng với quyền trợ giúp từ người thân (Layer2). Cơ sở hạ tầng cho blockchain vẫn còn rất nhiều thiếu sót cần được cải thiện. Các Layer1 ra đời sau vẫn chưa có đất diễn thật sự. Blockchain không phải là một ngành công nghiệp độc quyền, do đó mình tin rằng càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh (Layer1) thì người dùng và hệ sinh thái blockchain càng được hưởng lợi.

 

2. Các quỹ lớn đầu tư: Một dự án có quỹ lớn đầu tư chưa chắc đã pump. Nhưng một dự án muốn pump thì chắc chắn phải có sự tham gia của quỹ lớn. Với sự tham gia của các quỹ thì dự án sẽ có tiền để làm ăn, có tiền để list sàn, có tiền để marketing. Đó là chưa kể được marketing ké từ danh tiếng của các quỹ.

 

3. Nhà đầu tư thông minh hơn: Trước đây, khi crypto còn là một khái niệm mới mẻ, các KOL còn chưa cập nhật kiến thức thì hầu như bất cứ dự án nào cũng thấy ngon. Họ có thể đi private bất kỳ dự án nào kể cả các con gameNFT tào lao và thậm chí là các dự án meme, … Bây giờ thì khác, nhà đầu tư đã khôn ngoan hơn, họ có xu hướng đầu tư vào các dự án Layer1, Layer2, infrastructure và có sự cải tiến về công nghệ. Những dự án này có xu hướng tồn tại lâu dài, tạo fomo và kiếm được lợi nhuận từ thị trường thông qua thu phí từ Dapps và users. Gần đây có Aptos và Sui là hai ví dụ điển hình.

 

4. Khác biệt: Cách xử và xác thực giao dịch của Sei Network là hoàn toàn khác biệt. Cải thiện lên đến 83% là một con số lớn. Quan trọng làm, trọng một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, sự khác biệt là yếu tố then chốt giúp cho doanh nghiệp thành công. Sơn Tùng MTP là một ví dụ về sự khác biệt. Hoàng Thuỳ Linh hay Hồ Phi Nal cũng là một ví dụ cho việc thổi cơn gió mới vào ngành.

 

5. Đúng người đúng thời điểm: Chọn ra một dự án tốt là đúng người. Vấn đề là nên đầu tư ở thời điểm nào? Với LayerZero thì cuối 2021, đầu 2022 là đúng thời điểm. Với Aptos thì sau khi lên sàn, dump và sideway ở mức giá $3 là đúng thời điểm. Với Sui Blockchain thì mua whitelist với giá $0.03 là đúng thời điểm. Còn với Sei Network thì bây giờ là đúng thời điểm, đang được định giá $800M và chỉ cao hơn giá Seed “hai chút”, cao hơn một chút nhưng thấp hơn “vài chút”.

Nhờ Magpie Protocol, kết hợp với LayerZero, một thế hệ DEX mới sẽ sang xịn mịn hơn và vượt mặt tất cả các CEX hiện tại.

Vẫn là câu nói quyen thuộc, “bài viết sẽ tập trung chỉ ra cách hoạt động, tiềm năng và ứng dụng của Magpie theo cách DỄ HIỂU NHẤT thay vì viết Magpie Protocol là gì”.

 

Đầu tiên, ae cần lưu ý là trên Coinmarketcap cũng có một token tên là Magpie, hoạt trộng trên chuỗi Binance chain, hoàn toàn khác với Magpie Protocol mà mình đang nói đến. Để đảm bảo anh em không nhầm lẫn, sau đây là website và các channel chính thức của Magpie:

 

 

Magpie Protocol là một giao thức tổng hợp xuyên chuỗi, đang hoạt động trên các chain phổ biến nhất hiện nay như Ethereum, Polygon, Binance Chain, Avalanche, và các Layer2 của ETH như Optimism, Arbitrum và ZKSync. Trong tương lai, Magpie sẽ hỗ trợ nhiều chain hơn bao gồm cả EVM và non-EVM.

 

Hiện tại, Magpie đã hợp tác với Uni Swap, Shushi Swap và PanCake Swap. Câu hỏi đặt ra là 3 ông lớn này đã triển khai multichain function, vậy cần thêm Magpie để làm gì?

 

Ví dụ bây giờ ae cần xả 10 triệu Đô tiền BTC hoặc ETH, anh em sẽ xả trên DEX hay CEX? (Decentralized Exchange: Sàn phi tập trung; Centralized Exchange: Sàn tập trung)? => Rõ ràng là phải đem lên Binance xả lấy USDT rồi. Mấy sàn DEX làm gì đủ thanh khoản để xả số này? Cỡ như ngày xưa, lúc chỉ có mỗi mạng Ethereum, nhưng vol thì là của ngày nay thì may ra đủ xả. Chứ giờ tiền nó phân bổ mỗi nơi một ít thì làm sao đủ thanh khoản mà xả hết 10 triệu Đô được, nó trượt giá sấp mặt luôn. Đây là một trong số các lý do cơ bản nhất làm cho DEX chưa được phổ biến như CEX.

 

Lý do thứ hai khiến DEX ít được ưa chuộng hơn CEX là vì thao tác rườm rà rắc rối, quá nhiều thao tác cho một lệnh liên quan cross-chain.

 

Lý do thứ ba là, các lệnh cross-chain cần sử dụng bridge, mà các bridge thì không an toàn. Ví dụ, khi ae cần chuyển ETH từ mạng Ethereum sang Binance Chain, các Brigde sẽ khoá ETH của em trong Liquid của nó (tức là nó cầm tiền của ae), rồi nó mint ra một token ETH khác trên Binance chain. Token ETH trên Binance được gọi là ETH được Wrapped, ký hiệu là WTH. Mặc dù được neo giá bằng với ETH gốc, nhưng nó được định giá và đảm bảo bởi bridge mà ae sử dụng nên nếu mà bridge đó bị hack hoặc bridge đó muốn scam thì số WETH của em sẽ không có giá trị.

 

Tất nhiên, DEX nó có nhiều ưu điểm riêng của nó. AE có chút kinh nghiệm trong thị trường đều rất rõ là DEX nó ko cầm tiền của ae, không cần thông tin cá nhân của ae và DEX có nhiều kèo XXX cũng rất dữ. Nhưng chính các nhược điểm của DEX là lý do mà LayerZero và Magpie sẽ là cơ hội vàng cho ae XXX tài khoản.

 

Lý do LayerZero sẽ là cơ hội XXX tài khoản cho ae có ở ĐÂY.

 

 

Còn về Magpie, chúng ta có 4 gạch đầu dòng:

 

  1.  Các tính năng liên quan đến thao tác chuỗi chéo trở nên phức tạp khi phải hoán đổi qua lại giữa các token thuộc các chain khác nhau. Nhờ Magpie, các token sẽ là các token gốc (thay vì WBNB sẽ là BNB chính hãng) nên các thao tác trở nên đơn giản hơn nhiều. Nhờ đó mà user cảm thấy thoải mái mà các developer cũng giảm tải được nhiều do không phải code thêm nhiều thứ phức tạp. (Ông nào hay trải nghiệm dex rất rõ mấy cái này)
  2. Khi ae muốn bán ETH lấy BNB trên Uniswap. Magpie sẽ hỗ trợ Uniswap chuyển ETH thành một token stable coin khác (ví dụ như USDT), sau đó bán USDT thành BNB và trả cho ae. Thao tác này, nếu không có Magpie thì các sàn multichain vẫn tự swap được. Nhưng có Magpie thì thao tác sẽ nhanh hơn và chi phí sẽ rẻ hơn nhiều. Một điều nữa, đặc điểm làm cho Magpie trở nên ĐẶC BIỆT quan trọng là các sàn multichain không thể thực hiện nếu lệnh swap đó có volume lớn. Nếu ae bán 10 triệu USD thì bản thân Uni Swap cũng không thể đảm bảo thanh khoản được (huống chi các sàn nhỏ khác). Magpie sẽ lo được bằng cách lấy thanh khoản từ các Liquid Pool khác nhau ở các chain khác nhau từ các DEX khác nhau. Kiểu như một DEX làm chẳng nên non vậy, có Magpie thì nhiều DEX chụm lại nên thanh khoản sẽ lớn hơn => Giải quyết được vấn đề thanh khoản và phân mảnh thanh khoản.
  3. Nếu muốn swap từ ETH sang USDT chỉ trên mỗi mạng Ethereum thì sao? => Thuật toán của Magpie sẽ giúp DEX tìm thấy pool có khả năng thanh khoản tốt nhất với mức trượt giá ít nhất và phí giao dịch thấp nhất. Vậy thì không chỉ cross-chain, mà onchain cũng cần tới Magpie Protocol.
  4. Magpie không cầm tiền của ae. Khi ae thực hiện một lệnh swap, việc chuyển đổi từ ETH sang USDT là ae thao tác trên DEX, Magpie là con trỏ chỉ đường để DEX tìm ra hướng đi tốt nhất và có lợi nhất cho ae. Mà sàn các thao tác trên DEX là do contract thực hiện nên không bao giờ có chuyện mất tiền.

 

KẾT LUẬN: CÓ 2 Ý QUAN TRỌNG:

  • Để DEX được như CEX, thì DEX cần phải đơn giản hoá các thao tác cho user, giải quyết được vấn đề thanh khoản, chi phí và tốc độ giao dịch. Với sự ra đời của LayerZero, Magpie và Layer2, tất cả các vấn đề này sẽ được giải quyết. Cộng với ưu điểm là user tự giữ tiền và không lấy thông tin người dùng, việc DEX vượt mặt CEX là tương lai không xa, sau mùa siêu Úp Trend halving giai đoạn 2024-2025 chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều này.
  • Multichain là tương lai tất yếu nên ông nào cũng sẽ phải triển khai đa chuỗi. Các dự án nhỏ đã triển khai multichain khá sớm nhưng vì chúng la dự án nhỏ nên kém an toàn. Còn các dự án top đầu như Uniswap, Sushiswap, Pancakeswap cũng đã bắt đầu triển khai multichain nhưng vì to lớn nên sẽ cồng kềnh và chậm chạp trong việc đổi mới. Việc hợp tác với LayerZero và Magpie là một việc cực kỳ quan trọng và cần thiết để các dự án to lớn này bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, nhờ vào khả năng tìm kiếm và kết nối tới bất kỳ Liquid pool nào của bất kỳ DEX nào trên bất kỳ chain nào làm cho LayerZero và Magpie trở nên cực kỳ cần thiết đối với mọi DEX. Do đó, việc có Marketcap ít nhất bằng thằng top 1 trong ngành là điều hiển nhiên và bằng tổng cộng marketcap của tất cả tụi DEX trong ngành là hoàn toàn có thể.

Bitcoin sắp bước vào sóng cuối? Tầm nhìn của Andreessen Horowitz (A16Z) khủng khiếp đến mức nào? Towns sẽ thành công nhờ tầm nhìn của A16Z hay nhờ lực bơm của đội Market Maker này?

Bitcoin sẽ bước vào sóng cuối?

Theo báo cáo Citibank thì nghành công nghiệp blockchain đang tiến đến điểm uốn công nghệ. Sắp tới sẽ có hàng tỷ người dùng với hàng nghìn tỷ USD giá trị.

 

 

Làn sóng chấp nhận tiền điện tử tiếp theo chắc chắn sẽ được thúc đẩy bởi sự gia tăng của CBDC và việc token hóa các tài sản thực (Real World Asset). Theo Ronit Ghose, giám đốc tài chính Citibank thì lưu thông CBDC có thể đạt 5 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này mặc dù đa số sẽ không hoàn toàn tương thích với blockchain, tuy nhiên một tỷ lệ không nhỏ vẫn cứ tương thích.

=> Nói tóm lại RWA và CBDC sẽ training phần còn lại của thế giới hiểu về tiền điện tử, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận crypto. Chỉ cuối thập kỷ này thôi quy mô crypto có thể lớn hơn hiện tại gấp nhiều lần nữa.

 

 

Nếu #BTC bước vào sóng cuối, điều gì sẽ diễn ra?

 

Khi BTC đi vào ổn định là lúc đó scam và ăn xổi sẽ ít hơn, các dự án mang tính ứng dụng thưc tiễn và có tính đường dài sẽ phát triển mạnh mẽ. Thu nhập sẽ rất lớn và nó năm ở chỗ ổn định và dài hạn. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận sẽ ít hơn các chu kỳ trước nhưng vẫn cao hơn kinh doanh truyền thống nhiều.

 

 

Towns – Đánh Giá và Thẩm Định

 

1. Đánh giá Founder

 

Ben Rubin (CEO):

– Thành lập “Here Not There Labs” – đơn vị phát triển Towns từ năm 2020
– Tìm kiếm đối tác đầu tư tại Sequoia Capital từ 2017 -2022, một trong những quỹ đầu tư rất lớn và nổi tiếng
– CEO & đồng sáng lập tại Houseparty từ 2012 – 2019 : là một dịch vụ mạng xã hội cho phép trò chuyện video nhóm thông qua các ứng dụng dành cho thiết bị di động và máy tính để bàn. Là một nhánh của Epic Games – 1là một nhà phát triển, phát hành trò chơi điện tử và phần mềm của Mỹ
– Theo học ĐH Công Nghệ Israel từ 2019 – 2024: được xem là “ngôi nhà” của những sáng tạo công nghệ đột phá của Israel và thế giới.

 

Brian Meek:

– 12 năm tại Microsoft (2003-2015): bắt đầu từ vị trí trưởng nhóm phát triển lên đến vị trí Giám đốc Phát triển của Skype – 1 dịch vụ tin nhắn rất nổi tiếng
– 2 năm CTO tại STRIVR Labs (2017-2019): 1 start up của ĐH Stanford về công nghệ thực tế ảo phát triển nhằm phục vụ training các vận động viên thể thao
– CTO tại Here “Not There Labs” từ 2020 đến nay

 

Nhận xét:

Dự án có 2 leader có profile cực kì ấn tượng. Rubin có thế mạnh về leading team, raising vốn và phát triển start up trong mảng social web 2. Còn Brian lại có khoảng 20 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng tin nhắn, thực tế ảo tại web2. Với profile như thế này, sẽ không khó để 2 người này tiếp tục làm việc cho các công ty lớn tại các vị trí CEO hay CTO, nhưng họ đã quyết định xây dựng một đội ngũ hoàn toàn mới với tầm nhìn Message on Web3. Điểm còn thiếu ở đây là họ chưa từng build 1 dự án nào trên web3 cũng. Tuy nhiên, A16Z đã sẵn sàng đặt cược 25 triệu USD chắc hẳn là đã đánh giá, thẩm định, trao đổi và tìm hiểu về khả năng của hai vị lãnh đạo này cũng như team của họ.

 

 

2. Đánh giá tiềm năng:

 

https://alpha.towns.com/login

 

https://alpha.towns.com/
Giao diện của Towns

 

Mục đích:

Cho phép người dùng xây dựng các channel, group on – chain và tùy chỉnh các tính năng như quyền truy cập, luật lệ, … thông qua các smart contract. Điểm đặc biệt là người sở hữu các channel, group này có thể chuyển nhượng, bán lại kênh/group của họ trên Etherum thông qua Smart Contract, DAO hoặc multi-sig (đa chữ kí).

Để dễ hiểu thì hiện tại các chủ kênh Facebook, Tiktok, Instagram muốn bán/chuyển nhượng kênh của họ thì họ sẽ thường phải làm việc qua các công ty trung gian, mối quan hệ của người quen,… Tuy nhiên, với Towns, thì chủ các kênh này có thể mua/bán kênh của mình bằng smart contract, tương tự như giao dịch NFT. Đây là một điểm cực kì tiên tiến, nhằm tạo thanh khoản cho market “Social channel/Group”, tạo động lực cho các KOL build-up dự án trên nền tảng.

 

Ngoài ra, Town cũng là một mô hình có khả năng trao quyền quyết định cho cộng đồng thông qua cơ chế DAO
Cụ thể, nếu một kênh được xây dựng với mục đích cộng đồng thì cộng đồng có quyền vote để thông qua hoặc phủ quyết các quyết định liên quan đến kênh của mình. Đây là một cơ chế độc đáo khi so với các mô hình kênh/channel trên các mạng xã hội truyền thống như Facebook, Discord,.. mô hình mà chủ kênh có thể làm bất kì điều gì họ muốn mà không quan tâm ý kiến của cộng đồng.

 

Cách thức vận hành:

 

Towns vận hành dựa trên 3 thành phần chính bao gồm: Towns Protocol, appTowns, daoTowns

 

  • Towns Protocol: Towns là một hệ thống được xây dựng dựa bằng các smart contract trên mạng lưới Etherum. Các hợp đồng thông minh này cho phép người dùng, khả năng mở rộng (extensible), soạn thảo (composable), nâng cấp (Upgradeable). Thông qua các tính năng này, người dùng có thể đặt ra các luật lệ (moderation), quyền truy cập (access) và cách thức tạo doanh thu cho kênh (monetization). Vì được xây dựng trên Ethereum, nên Town Network được sẽ là một mạng lưới mã hóa đầu cuối (end-to-end encrypted) được bảo vệ và xác thức bởi cơ chế proof-of-stake nodes

 

  • AppTowns: appTowns cho phép người dùng tương tác với nhau như: cùng nhau chơi game on-chain, mua bán trao đổi crypto trên kênh/group của mình, quản trị DAO,…. Hầu hết các tính năng nay chưa được tích hợp trên các nền tảng social media Web2 như Discord, Facebook. Ngoài ra, Trong tương lai, khi mô hình phát triển hơn, Towns sẽ tích hợp thêm nhiều tính năng thú vị hơn nữa để thu hút user.

 

  • DaoTowns: Towns được quản trị và bảo vệ bởi Towns DAO, một nhóm mới cam kết thúc đẩy sự phát triển của Towns
    Towns DAO đưa ra các quyết định quan trọng cho nền tảng này như: lộ trình phát triển, các đề xuất nâng cấp, quản lý quỹ,… Thành phần của DAOTowns bao gồm: người dùng, người vận hành node, chủ sở hữu kênh, core team, …

 

 

3. Đánh giá đối thủ

 

a. Đối thủ trên Web2

Hiện tại, các ông lớn như Discord hay Facebook hoàn toàn có thể phát triển các tính năng tương tự như ý tưởng của Towns. Thậm chí, với ưu thế về số lượng người dùng lớn, một khi các ông lớn này quyết tâm cho mass adoption thì Towns sẽ vấp phải sự cạnh tranh cực kì lớn. Nhược điểm là họ quá lớn để di chuyển qua Web3, nếu họ build thêm một dự án Web3 rồi dịch chuyển dần users sang thì sẽ mất nhiều thời gian vì vừa phải build vừa phải vận hành song song cả hai cái.

 

b. Đối thủ trên Web3

 

Lens protocol: Khi nhắc đến social meida Web 3, hầu hết cộng đồng crypto sẽ nghĩ ngay đến Lens protocol nhất là sau khi giá NFT tăng chóng mặt từ khoảng 5usd lên gần 200usd. Lens cũng cho phép người sở hữu kênh bán kênh của mình như 1 NFT. Tuy nhiên, Lens hiện tại mới phát triển như Facebook ở thời điểm mới ra mắt – tức là tập trung vào các tính năng của page cá nhân. Tính năng tạo nhóm hay kênh, chưa được tích hợp. Cho nên Towns vẫn có lợi thế cạnh tranh ở điểm này so với Lens Protocol

 

Open Network (TON) – backup by Telegram: TON là 1 layer -1 đã triển khai nền tảng quản trị on-chain của mình vào đầu năm 2023. Trước khi được chuyển giao quyền quản trị cho cộng đồng thì TON là một nền tảng được Telegram khởi xướng. Dù đã không còn thuộc về Telegram, nhưng Toncoin vẫn được tích hợp chuyển tiền trên ứng dụng và mới đây còn được dùng trong thị trường đấu giá tên người dùng. Điểm mạnh của TON là nó cung cấp đa dạng các loại dịch vụ cho người dùng, từ chức năng thanh toán, lưu trữ, tên miền, giao thức ẩn danh, … Tuy nhiên, chính điều này lại là một điểm yếu khi so sánh Towns và TON. Khi mà Towns chỉ tập chung build social media thì TON lại phân tán và không có một sản phẩm cốt lõi để tạo điểm nhấn cho người dùng

 

 

Tầm nhìn của Andreessen Horowitz (A16Z) khủng khiếp đến mức nào?

 

Andreessen Horowitz (A16Z) đã quá nổi tiếng với sự mát tay của mình đối với các start-up trong giới crypto. Các dự án nổi bật có thể kể đến như: Near, Solana, Celo, ICP, DYDX, AVAX,… với ROI cực kì khủng khiếp. Có thể thấy A16Z có tầm nhìn rất dài hạn, trải qua 1 mùa uptrend nhưng 1 một số dự án của họ vẫn tiếp tục build-up và chưa ra token như Aleo, Opensea, Phantom,… Rõ ràng là trong quá khứ, A16Z có tầm nhìn rất tốt khi đầu tư vào các Layer1 (Solana, ICP, Near, Avalanche,…) và đầu tư vào các giải pháp phù hợp với nhu cầu của thị trường (Uniswap, Optimism, DYDX, Opensea,…). Nếu việc Bitcoin đi vào sóng cuối là đúng và thị trường crypto sẽ bước vào giai đoạn phát triển hệ sinh thái các ứng dụng thực tiễn là nằm trong dự tính của A16Z thì việc đầu tư vào Towns là bước đi hoàn toàn có tính toán dựa trên tầm nhìn của leader này. Hy vọng, vào mùa hallving tới, nếu mà Towns chưa kịp thành công vì ứng dụng của mình thì Market Maker dày dặn kinh nghiệm này có thể cho dự án To The Moon,

 

 

 

 

ZKSync ra mắt mainnet. Cộng đồng đổ xô đi làm Airdrop. TVL tăng vọt nhưng ZKSync không bao giờ sánh vài được với Arbitrum. Tại sao???

Chắc đợt airdrop vừa rồi của Arbitrum anh em đều biết, ít cũng được $1,000/ người. Nhiều thì $10,000, thậm chí cả triệu USD. Từ sau đợt airdrop của ARB, anh em đổ xổ đi làm airdrop ZKSync. Đặc biệt cái tên này càng hot sau khi ZKSync thông báo chính thức ra mắt mainnet vào ngày 24 tháng 3 năm 2023. Nhưng liệu rằng ZKSync sẽ hot như ARB?

 

 

1. ZKSync là gì?

 

ZKsync đã nhận được số tiền đầu tư khổng lồ lên tới 458 triệu USD từ các quỹ lớn như Ethereum Foundation, A16z, Binance, Coinbase, Hashed, 1kx, Blockchain Capital, Dragonfly, LightSpeed Venture Partners,… Là một giải pháp mở rộng Layer-2 do Matter Labs phát triển, ZKSync nhắm vào việc giảm chi phí, tăng nhanh quá trình giao dịch và đem lại sự bảo mật trên Ethereum bằng cách sử dụng công nghệ ZK Rollups. Vậy ZK Rollups là gì?

 

 

ZK là viết tắt của Zero KnowLedge. Rollups là giải pháp Layer2 cho Ethereum tốt nhất trong số các giải Scaling. Xem bài viết “GIẢI THÍCH CHI TIẾT CHO BÀ BÁN RAU” về Rollups và ZK lại ĐÂY.

 

2. Ưu điểm của ZKSync:

 

  • Không cần Seed phrase: Tránh bị mất hoặc bị hack ví. AA cho phép xác thực sinh trắc học hoặc thông qua người thân hay bạn bè của mình.
  • Trả phí bằng bất kỳ token nào: Cho phép một ví hỗ trợ hoặc tài trợ ví giao dịch cho các ví khác và tự động chuyển đổi token khác sang ETH để trả phí. Loại tài khoản này được gọi là Paymasters.
  • Ký nhiều giao dịch cùng một lúc: Cho phép người dùng gom các giao dịch lại một lô để ký chúng cùng lúc mà không cần phải tốn nhiều thời gian xử lý từng giao dịch một.
  • Thanh toán tự động: Người dùng có thể sử dụng tính năng AA để lên lịch chuyển tiền tự động, gia hạn phí đăng ký… một cách phi tập trung.

 

 

3. ZKSync sẽ là Arbitrum thứ 2?

 

 

 

Hồi những năm 2018, có một thuật ngữ được xem là tiêu chí hàng đầu khi săn ICO đó MVP (Minimum Viable Product: sản phẩm khả dụng tối thiểu). Một dự án có MVP là một dự án được xem là nói được làm được chứ không chỉ dừng lại ở mức độ chém gió. Đối với các blockchain thì MVP là ra mắt tesnet; đối với DeFI là chức năng swap hoặc add liquid; đối với Crosschain Bridge là các bridge cho phép bắc cầu tài sản từ chain này sang chain khác. Tuy nhiên, thời thế mỗi lúc một khác. Khi mà rất nhiều dự án đã có được MVP thì bạn phải làm được hơn thế. ZKSync, Arbitrum và LayerZero là những ví dụ điển hình cho một sản phẩm sẽ siêu hot:

  • Mainet:            -> DONE
  • Ecosystem:     -> Verymuch
  • TVL:                 -> Very High
  • Backer:           -> V.I.P
  • Solution:        -> Scaling

 

 

 

Tuy nhiên, để mà nói được như Arbitrum, theo quan điểm cá nhân, thì ZKSync “no door”. Có 4 lý do:

  1. Arbitrum có TVL là 5,6 tỷ USD, chiếm hơn 46% toàn bộ TVL của Ethereum. Cao gấp hơn 40 lần TVL của ZKSync là khoảng 130 triệu USD. Cứ cho là các đội cá voi cố tình đẩy con số này lên để fomo Arbitrum và sắp tới sẽ đẩy sang ZKSync thì Optimism có TVL là gần 1,9 tỷ USD, chỉ bằng 1/3 Arbitrum và circulating marketcap chỉ có hơn 646 triệu USD, chưa bằng 1/2 marketcap của ARB.
  2. Arbitrum và Optimism là hai Layer2 thời kỳ đầu của Ethereum, ZKSync chỉ là đàn em theo sau.
  3. Ngoài ZKSync ra thì Metis DAO và Scroll cũng là Layer2 phát triển theo hướng ZK Rollups.
  4. Đừng quên Polygon (Matic), mặc dù không phải là Rollups nhưng cũng là Layer2 thời kỳ đầu cũng có ZKEVM như ZKSync.

 

 

Tuy nhiên, đó là so sánh với ARB. Còn bản thân thì ZKSync vẫn sẽ rất hot trong thời gian tới.

 

  • Đạt đủ 5 tiêu chí của một dự án hot                                        => Được cộng đồng thừa nhận.
  • Backer vừa giàu vừa có tiếng trong crypto                             => Cách marketing hiệu quả nhất.
  • Thừa hưởng hiệu ứng ZK từ các bài viết của Vitalik và CZ   => FOMO tập 1.
  • Thừa hưởng hiệu ứng Layer2 từ OP và ARB                           => FOMO tập 2.
  • Airdrop                                                                                         => FOMO tập 3.

 

Dựa vào những tiêu chí trên, ZKSync list Binance là điều hiển nhiên. Còn bản thân nó HOT hay siêu hot thì phải nhờ vào đóng góp của chính anh em: các trader, holder và airdroper trong cộng đồng crypto rất nhiều.

 

P/S: Đừng quên chia sẻ kiến thức bổ ích này tới những người thân yêu của bạn. Join telegram để cập nhật thông tin mới nhất và thảo luận về các chủ đề nóng của crypto.

NGC Capital dẫn đầu vòng Seed, BLOCKLESS được định giá 40 triệu USD chỉ với 2 từ khoá: ZK + WASM

  1. Blockless là gì?

 

Blockless là lớp thực thi cung cấp tài nguyên nút linh hoạt, phi tập trung và cho phép các nhà phát triển tùy chỉnh phục vụ cho các nhu cầu và chức năng khác nhau.

 

Blockless là một lớp thực thi đáp ứng nhu cầu đa dạng của lập trình viên trong đó bao gồm:

  • Là một lớp thực thi mở như Ethereum
  • Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình WebAssembly.
  • Đồng bộ với nhiều thiết bị khác nhau. 
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau: Rust, Go, C, C++,… 
  • Cho phép phối hợp lập trình một cách linh động.

 

 

Nói đơn giản thì Blokckless sẽ là một platform cho các Dapps, kết hợp với ZeroKnowledge và WASM. 

 

 

WASM là lớp thực thi trên blockchain, cho phép các nhà lập trình có thể build Dapps trên Blockless bằng nhiều ngôn ngữ phổ biết như Rust, C/C++, C#, Typescript, Haxe và Kotlin.

 

Zero Knowledge là công nghệ nhằm bảo mật danh tính người dùng, giúp cho các giao dịch trở nên ẩn danh. ZK đang được cộng đồng blockchain bàn bạc rất nhiều kể từ khi ông chủ sàn Binance viết về nó: https://twitter.com/cz_binance/status/1630466336043220993?s=20

 

Và bài viết của ông chủ Ethereum về ZK: https://vitalik.ca/general/2021/01/26/snarks.html

 

 

 

 

  1. Đội ngũ phát triển – Cố vấn

 

        2.1. Đội ngũ phát triển

 

Butian: COO – Co-Founder: Tốt nghiệp đại học Berkeley chuyên ngành nghiên cứu và vận hành kỹ thuật công nghiệp, đồng thời có bằng MBA tại Wharton. Trước khi thành lập nên Blockless, Butian đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như:

  • 2013 – 2015: Phân tích kinh doanh công nghệ tại Deloitte
  • 2015 – 2016: Tư vấn quản lý tại Deloitte
  • 2017 – 2020: Là COO tại Wabi – Dự án crypto được list trên Binance với vốn hoá ở thời điểm hiện tại hơn 10 triệu usd và đạt đỉnh 234 triệu usd vào tháng 11/2018.
  • 2021 – 2022: Là đối tác của quỹ đầu tư mạo hiểm NGC

 

Derek – CTO: Tốt nghiệp đại học Sanford chuyên ngành công nghệ truyền thông. Derek có nhiều năm kinh nghiệm lập trình tại những công ty lớn như: LG Electronics, eBay, Paypal,… Trước khi ra nhập Blockless, Derek đã là kỹ sư trưởng của Akash Network – Blockchain nền tảng phục vụ dịch vụ lưu trữ đám mây với mức vốn hoá ở thời điểm viết bài là 23 triệu usd và đạt đỉnh hơn 456 triệu usd vào tháng 9/2021.

 

Liam Zhang: Co-Founder – Trưởng bộ phận phát triển sản phẩm: Tốt nghiệp đại học New York chuyên ngành tài chính. Liam có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các quỹ đầu tư mạo hiểm trong đó có NGC Ventures.

 

Michael Chen – CoFounder: Cựu chuyên viên phân tích tại Binance Research. 

 

Ngoài ra, Blockless còn có sự góp mặt của Peter Frolikov – cựu giám đốc bộ phận thiết kế của Wabi.

 

 

 

      2.2. Cố vấn

 

Luca Cosentino – Tham gia vào thị trường crypto từ năm 2018 với vị trí quản lý sản phẩm của Oasis Labs. Hiện tại, Luca là trưởng bộ phận crypto tại Cross – River (nền tảng công nghệ phục vụ ngân hàng đã kêu gọi 908 triệu usd). Trước đó ông đã làm vị trí quản lý tại một số công ty lớn như: American Express, Google, Paypal.

 

Xinshu Dong – Co-Founder của Zilliqua (Blockchain nền tảng nổi tiếng năm 2019). Ngoài ra, dự án còn nhận được sự cố vấn của cựu giám đốc công nghệ (CTO) của Ethereum Classic.

 

 

  1. Quỹ đầu tư – Đối tác chiến lược

 

        3.1. Quỹ đầu tư

 

Theo thông tin đưa ra từ đội ngũ Blockless thì dự án đã nhận được 1.6 triệu usd vòng Angel dẫn đầu là NGC Venture, ngoài ra còn có các NĐT cá nhân như: Cựu giám đốc của Binance – Ted Lin, Giám đốc của Cross River Bank. Hiện tại Blockless đang trong quá trình kêu gọi vòng Seed với mục tiêu 5 triệu usd và đã nhận được cam kết 2,5 triệu usd từ một số quỹ như: Web3 Capital, Delphinus Labs, Outlier Ventures,…

 

Ngoài ra, Blockless giành được vị trí thứ 2 trong chương trình “BNB Chain European Innovation Incubator“ với sự tham gia của Jump Crypto. (Source)

 

 

 

       3.2. Đối tác chiến lược

 

Blockless đã ký kết hợp tác chiến lược với một số dự án ở Web3 bao gồm: KNN3, 0xScope, Lit Protocol, ARPA,… Đồng thời nền tảng này đã thiết lập quan hệ với các hệ sinh thái lớn như: Cosmos, Aptos, BNB Chain, Polygon,…

 

 

 

Trong đó, Blockless đã dành vị trí thứ 2 trong chương trình “BNB Chain’s European Innovation Incubator” vừa qua. Dự án đã vượt qua 520 đối thủ với sự review kỹ lưỡng đến từ 18 đối tác bao gồm: Binance Labs, Binance Research, Polkastarter, Salus Security, Worldpay, MH Ventures,…

 

 

4.  Tokenomic

 

 

Toàn bộ Blockless token sẽ được phân bổ:

  • Team: 15%
  • Cố vấn: 3%
  • Nhà đầu tư: 25%
  • Hệ sinh thái: 57%

 

 

5. Roadmap

 

 

2022 Q3 – Ra mắt Private Alpha: Đồng thời ra mắt Console, CLI và SDK.

2022 Q4 – Khởi động App Engine và Marketplace: Phát hành phần mềm chạy node.

2023 Q1 – Ra mắt Public Beta: Hỗ trợ chạy node bằng GPU đồng thời ra mắt zkWASM.

2023 Q2 – 2023 Q4 Phi tập trung lớp thực thi.

2024: Phi tập trung toàn bộ lớp dịch vụ với 1000 dự án.

2026: X10 lần số lượng người dùng và tập trung vào xây dựng Foundation cho Web3.

 

 

KẾT LUẬN:

  • Zero Knowledge đang được quan tâm nhiều, Vitalik và CZ đang shill => đu trend được.
  • Có rất nhiều coder giỏi nhưng chưa tiếp cận với blockchain. Giữa việc phải học thêm một ngôn ngữ mới và sử dụng sẵn ngôn ngữ mình đang BEST để lập trình và build Dapps/GameFi thì rõ ràng người ta sẽ sử dụng ngôn ngữ mình đang BEST => Blockless sẽ thu hút được nhiều developers hơn (cả người đã biết solidity và chưa biết solidity).
  • Backer khủng => mối quan hệ rộng => thu hút được nhiều nhân tài + raised được nhiều fund => ra mắt quỹ hackathon để hút developers về build Dapps => nhiều Dapps xịn có tỷ lệ tạo trend cao => hút users, hút traders => pump.
  • Bitcoin halving: 2017-2018, 2020-2021 và sắp tới là 2024-2025. Mỗi lần Bitcoin halving thì coin nào cũng pump, pump ít thì x10, x20. Pump nhiều thì x500, x1000 => Blockless unlock ngày giai đoạn uptrend khủng này.
  • Team của Blockless là cựu thành viên của: Binance, LG Electronics, eBay, Paypal,… Founder của Blockless đã từng dẫn dắt Akash Network và Wabi trở thành những dự án với mức vốn hoá cao và được list Binance, Kraken,… => Blockless sẽ được list Binance???

 

Hiểu rõ về ZeroKnowlegde chỉ trong 3 dòng. Sự tương quan giữa việc Coinbase mua lại công ty Unbound Security và Nillion x100.

Chắc là anh em đã hiểu rõ khái niệm blockchain và cách hoạt động của nó rồi. Có một sự thật thú vị là mặc dù bitcoin ra đời từ năm 2009, nhưng khá niệm “Sổ Cái Phi Tập Trung”, cơ sở hình thành của blokchain, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1982 bởi David Chaum trong luận văn “Hệ thống máy tính được thiết lập, duy trì và tin cậy bởi các nhóm đáng ngờ lẫn nhau” của ổng.

 

Cũng tầm khoảng thời gian đó, khái niệm “Tính toán an toàn đa bên” cũng được hình thành. Tính toán an toàn đa bên, tiếng anh là Secure Multi-Party Computation (SMPC, còn được gọi là MPC), là phương pháp để các bên cùng nhau tính toán một chức năng đối với đầu vào của họ trong khi vẫn giữ nguyên các đầu vào đó riêng tư. Dễ hiểu hơn, trong ví dụ 100 người cùng làm việc trong kho hàng, bây giờ 100 người đó muốn tìm ra mức lương cao nhất trong số họ mà không tiết lộ cho nhau biết mỗi người kiếm được bao nhiêu, phương pháp tìm ra đáp án dựa trên các điều kiện này chính là SMPC.

 

 

Tại sao mình là nhắc đến SMPC?

 

 

SMPC thật ra không liên quan gì đến blockchain cả, vì các hạn chế của nó nên khó có thể biến nó thành một blockchain. Tuy nhiên, như ví dụ mình đã đưa ra, SMPC có hiệu quả cực kỳ tốt tốt trong việc che dấu thông tin người dùng, điều mà blockchain không làm được. Đó là lý do Coinbase mua lại Unbound Security

 

 

 

Hiểu rõ Zero KnowLedge chỉ trong 3 Dòng!!!

 

 

Zero KnowLedge là một phương pháp mà một bên có thể chứng minh cho một bên khác rằng một tuyên bố là đúng mà không hề truyền đạt bất kỳ thông tin gì khác. Nói đơn giản là kiểu: “Tao nói nó đúng, thì là nó đúng”. Và bên nghe chỉ việc nghe theo mà thôi. (Nghe giống SMPC đúng hông?)

 

Để làm được điều này thì trong ZK sẽ có những quy ước/điều kiện chung giữa bên chứng minh và bên xác minh. Để khi bên chứng minh đưa ra tuyên bố, bên xác minh thấy nó khớp với các quy ước ban đầu và biết là tuyên bố đó là đúng.

 

 

Vậy SMPC và ZK thì liên quan éo gì đến việc Nillion x100?

 

 

Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng, mục đích chính của blockchain là để lưu trữ dữ liệu an toàn và đảm bảo dữ liệu đó luôn đúng. Chính vì việc các nodes đưa cho nhau các chứng từ xuất/nhập kho để xác minh dữ liệu rồi mới lưu trữ nên chả có tí bảo mật nào cả. Do đó, blockchain cần áp dụng thêm Zero KnowLedge để gia tăng quyền riêng tư cho user.

 

Tuy nhiên, các xử lý dữ liệu của blockchain là mã hoá dữ liệu. Ví dụ thuật toán SHA256 của Bitcoin sẽ mã hoá từ “Chào buổi sáng” thành một chuỗi mã kiểu 90a90a48e23dcc51ad4a821a301e3440ffeb5e986bd69d7bf347a2ba2da23bd3 . Cách bảo mật này gọi là bảo mật có điều kiện. Điều kiện ở đây là gì?

 

 

Đúng vậy. Bảo mật của blockchain là bảo mật đi kèm điều kiện: “Sức mạnh tính toán và thời gian có hạn”. Nếu có một hệ thống máy tính với sức mạnh tính toán cực kỳ lớn thì blockchain không còn an toàn nữa. Theo nghiên cứu thì với sức mạnh của kỹ thuật hiện tại thì kiểu mã hoá của blockchain không thể bị phá giải. Nhưng đã có nhiều cảnh báo từ các nhà khoa học là trong tương lai, máy tính lượng tử hoàn toàn có thể phá giải được blockchain. Cũng vì mấy tuyên bố này nên thị trường đã tồn tại một số dự án blockchain chống lại máy tính lượng tử , tuy nhiên chỉ với ưu điểm này (tương lai xa) mà bỏ qua các giải pháp hiện tại cho blockchain nên các dự án này vẫn chưa được phổ biến, kiểu như bọn này suy nghĩ viển vông ấy.

 

 

Nillion x100 là điều chắc chắn?

 

 

Raised 20 triệu USD làm Nillion x100? => KHÔNG!!!

 

Đây mới chính là lý do:

 

Nillion không mã hoá dữ liệu (bảo mật bằng mã hoá là bảo mật có điều kiện). Nillion đánh dấu và che giấu dữ liệu (gọi là yếu tố làm mù). Sau đó “băm ra thành trăm mảnh” và phát tán đi tới hàng tỷ nodes. “Hàng trăm mảnh” ở đây là mình thuận mồm nói vui thôi nha, chứ đúng của nó là băm ra rất rất nhiều mảnh siêu nhỏ mà Nillion gọi là “hạt”. Chữ “hạt” này là lấy từ ý tưởng “hạt nguyên tử”, “hạt vật chất” nên Nillion còn gọi cách xử lý dữ liệu của nó là xử lý nguyên tử. Cách Nillion đánh dấu và che dấu dữ liệu, trong WPP (WhitePaper) của Nillion gọi là OTM (One-Time Mask) với yếu tố làm mù. Còn cách Nillion băm nhỏ dữ liệu và phát tán tới hàng tỷ nodes trong WPP của Nillion gọi là LSS (Linear Secret Sharing, lấy ý tưởng từ thuật toán Shamir’s secret sharing). 

 

Dữ liệu trong Nillion sẽ chỉ được khôi phục khi có yếu tố làm mù, mà muốn có được yếu tốn làm mù thì phải thu thập đủ 100% các hạt. Mà muốn thu thập đủ 100% cách hạt thì phải hack được hàng tỷ node mà phải chọn cho đúng nodes mới thu thập đủ hạt nha (do các nodes được chọn một cách ngẫu nhiên giữa tập hợp hàng tỷ nodes). Vì vậy, OTM và LLS đều là hai phương pháp mã hoá không thể bẻ khoá. Nên Nillion được xem là có tính “bảo mật vô điều kiện” (ITS: Information-theoretic security), ngược lại với cách bảo mật có điều kiện của blockchain. Do đó, Nillion tuyên bố là kháng lượng tử: không thể bị phá giải kể cả máy tính lượng tử trong tương lai 10, 100 hay 1000 năm tới. Lý do Nillion xịn hơn blockchain là vì blockhain còn có nguy cơ bị tấn công 51%. Còn Nillion nó phát tán dữ liệu đi tùm lum, muốn phá giải thì phải thu thập không được thiếu hạt nào, còn thiếu là còn không khôi phục được dữ liệu.

 

Dựa vào định hướng và cách thực hoạt đông của mình, Nillion vượt trội hơn mọi blockchain hiện tại:

 

  1. Nhanh hơn blockchain truyền thống: Yếu tố làm nên blockchain là đồng thuận, ít nhất 51% tổng số các nodes thống nhất thông tin là hợp lệ rồi mới được lưu trữ vào cây Merkle của blockchain. Các nodes trong blockchain vừa phải xử lý, vừa giao tiếp để đồng thuận, vừa phải đưa dữ liệu đi lưu trữ nữa nên blockhain ngày càng trởn nên chậm chạp. Còn trong Nillion, đèn nhà ai nhà ấy rạng, mỗi nodes sau khi nhận thông tin xong là xử lý rồi lưu trữ luôn không cần đồng thuận => Nhanh hơn lần 1. Thêm nữa là dữ liệu đã được “băm ra thành trăm mảnh” rồi nên giảm tải được rất nhiều, còn trong blockchain thì mỗi nodes đều phải ôm một cục dữ liệu to chà bá (chưa được cắt nhỏ) => Nillion nhanh hơn lần 2. Vậy nên, Nillion nhanh hơn blockchain không phải theo cấp số nhân nữa, MÀ LÀ cấp luỹ thừa,ngang hàng mới tốc độ internet là hoàn toàn khả thi.
  2. Khả năng mở rộng là không có giới hạn, và dễ dàng hơn blockchain.
  3. Vì là cải tiến SMPC nên Nillion bảo vệ quyền riêng tư tốt như Zero Knowledges, nhưng tốc độ xử lý nhanh hơn ZK, fee giao dịch rẻ hơn ZK, dễ triển khai hơn ZK và chi phí triển khai rẻ hơn ZK.
  4. Nillion có thể được xem như là một Layer2 của mọi blockchain. Layer2 của ETH sẽ tập trung xử lý giao dịch, còn lưu trữ và đồng thuận dữ liệu có ETH lo. Còn Nillion là Layer2 của mọi blockchain, hỗ trợ mọi blockchain Layer1 về xử lý giao dịch; nó đồng nghĩa nhưng rộng lớn hơn và bao hàm cả Layer2 của Ethereum.
  5. Không có đối thủ: kế thừa tính bảo mật bất chấp mọi điều kiện ITS (Information-theoretic security), Nillion không sợ bị bẻ khoá, không sợ bị tấn công 51%, không sợ máy tính lượng tử bất chấp công nghệ này phát triển nhanh đến mức nào.

 

 

 

KẾT LUẬN:

  • Nil Message Compute (NMC), công nghệ tự đặt tên của Nillion, sẽ là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên google trong thời gian sắp tới (hôm nay là ngày 04/03/2022, anh em cứ để ý xem).
  • Polygon x100, Arbitrum 3,35 tỷ đô TVL , Optomism 1,88 tỷ đô TVL ,…, Total Layer2 trên ETH 6,2 tỷ đô TVL, chỉ mới là Layer2 của Ethereum thôi đã fomo vkl rồi . Giờ Layer2 của mọi blockchain (đã bao gồm cả ETH) thì fomo cỡ nào nữa?
  • Project Seed (Game NFT multichain, launch trên Solana cùi bắp) x400 lần giá ICO. Còn Nillion ứng dụng rộng rãi, lại còn đánh bại blockchain về mọi mặt nữa thì x400 có ít không?

Sau 5 năm nghiêm túc nghiên cứu và đầu tư vào ICO, tại sao tôi tin rằng dự án này sẽ tạo xu hướng tiếp theo của thị trường tiền điện tử trong những năm từ 2022-2025. Top 5 coinmarketcap chắc chắn nằm trong tay.

“SushiSwap tồn tại trên mười hai chuỗi khác nhau với 12 phiên bản riêng biệt hoạt động trong mỗi hệ sinh thái. Nếu họ muốn đồng bộ hóa trạng thái với phiên bản Ethereum chính của mình, họ sẽ phải viết mã để sử dụng Wormhole, Rainbow Bridge, Polygon Network Bridge, Avalanche Bridge, v.v. . Kết quả cuối cùng là mười một bộ mã, với mười một giao diện khác nhau và mười một thuộc tính bảo mật khác nhau. Ngày nay, các Layer1 và Layer 2 liên tục ra đời và thay đổi, điều này trở thành một đề xuất không thể quản lý được.”

LayerZero, một giao thức tương tác đa chuỗi.

 

Khi hai người nói hai ngôn ngữ khác nhau, muốn hiểu nhau thì phải biết ngôn ngữ của nhau, hoặc cả hai cùng biết một ngôn ngữ chung. Tương tự, các blockchains cũng vậy. Nhưng vấn đề là hầu hết các blockhain hiện nay không tự mình giao tiếp với các blockchain khác nên cần có “một người trung gian giúp phiên dịch”.

Nhận thấy nhu cầu GIAO TIẾP giữa các chuỗi, các dự án blockchain bắt đầu hướng tới việc xây dựng doanh nghiệp của họ thành doanh nghiệp đa chuỗi. Đó là Allbrigdes (x9 lần), NFTb (x40 lần), PolkdaBrigdes (x50 lần), AnySwap (đổi tên thành Multichain, x300 lần, được Binance Labs và các quỹ khác đầu tư 60 triệu đô la). Một số dự án lớn cũng theo đó mà triển khai Multichain cho doanh nghiệp của họ (Suhsiswap https://twitter.com/sushiswap/status/1426040008004173829?s=21 và UniSwap https://twitter.com/uniswap/status/1484557474942398471?s=21 )

 

VẤN ĐỀ của các giải pháp Multichain hiện tại:

Tuy nhiên, một Dapp Multichain hoạt động trên càng nhiều chuỗi sẽ cần càng nhiều bộ code khác nhau cùng với các thuộc tính khác nhau. Vì vậy, cần có một phương pháp đơn giản để khi một Dapp có bản cập nhật, nó không phải mã hóa lại “12 lần” với “12 thuộc tính riêng biệt” đó. Trong nhóm có 12 thằng, mỗi người một thứ tiếng, giờ bắt một đứa học hết 11 thứ tiếng kia rồi biên dịch lại, các bạn có thấy nản không? (chưa kể có những từ chuyên ngành nữa, mệt lắm)

Nhược điểm thứ hai của giải pháp Multichain hiện tại, đó là ngay cả trong cùng một dự án nhưng khác chuỗi, nếu bạn muốn thực hiện các hoạt động DeFi (farm, cho vay, mượn, swap, …), bạn phải dùng bridge để chuyển mã thông báo từ chuỗi thành chính nó nhưng ở chuỗi khác, sau đó mới có thể thực hiện các thao tác DeFi. Ví dụ: nếu bạn muốn hoán đổi USDT (chuỗi ethereum) sang BabyDoge (Chuỗi Binance), thì bạn phải hoán đổi USDT từ chuỗi Ethereum sang USDT trên Binance Chain, rồi cuối cùng hoán đổi USDT để lấy BabyDoge.

Một nhược điểm khác nữa là nếu một dự án DeFi (ví dụ: Uniswap, Cake,…) muốn có pool thanh khoản USDT – BaByDoge trên chuỗi Ethereum, thì trước tiên chính BabyDoge phải là một dự án Multichain có token trên chuỗi Ethereum để đưa vào pool của dự án đó. Nhưng thực tế thì BabyDoge không có token ERC20.

 

Nhược điểm của Cross-chain:

Do thị trường đã có khá nhiều blockchain khác nhau nên các Dapps Multichain phải chấp nhận học thêm nhiều ngôn ngữ khác hoặc thuê một người trung gian phiên dịch.

 

Và thế là LayerZero ra đời.

Với LayerZero, các dự án chỉ cần một cấu trúc duy nhất cho tất cả các chuỗi. “Từ giờ bạn không cần phải có 12 bộ code, 12 giao diện, 12 thuộc tính để theo đuổi 12 chain nữa. Bạn chỉ cần tập trung vào bản thân, còn cả thế giới sẽ để tôi lo” _ LayerZero nói

Cũng chính vì có một cấu trúc duy nhất nên khi bạn làm việc trên các dự án DeFi, công việc trở nên hoàn toàn đơn giản như trên một dự án chuỗi đơn. Các hoạt động DeFi trở nên đơn giản hơn và tính thanh khoản trở nên lớn hơn nhờ khả năng liên kết các nhóm thanh khoản của một cặp giao dịch giữa các chuỗi khác nhau liền mạch thành một.

Ví dụ: một dự án DeFi hoạt động trên 2 chuỗi khác nhau (ví dụ: ETH, BNB), cặp giao dịch ETH/USDT trên chuỗi này sẽ cần 5 nhóm thanh khoản khác nhau. Thông thường, nếu ai đó đang nuôi LP trên chuỗi ETH, muốn rời khỏi chuỗi ETH để chuyển sang chuỗi BNB, họ cần giải phóng ETH và USDT khỏi nhóm thanh khoản trên chuỗi ETH, rút ​​tiền, chuyển đổi tài sản sang BEP20, gửi vào dự án DeFI trên chuỗi BNB và cuối cùng là thêm LP. Với LayerZero, bạn canh tác trên bất kỳ chuỗi nào cũng giống nhau vì chúng sẽ tổng hợp và chia đều lợi nhuận cho từng nhóm thanh khoản trên cả hai chuỗi. Đồng thời, 2 nhóm này được liên kết liền mạch với nhau thành một, vì vậy nhóm thanh khoản mới sẽ có tính thanh khoản tương đương với 2 nhóm này cộng lại. Điều này cũng đúng đối với một dự án đang làm việc trên 5, 10 hoặc thậm chí 100 chuỗi khác nhau.

 

Điểm khác biệt của LayerZero so vơi các crosschain bridge khác:

Hầu hết các crosschain bridge hiện tại đều hoạt động theo một nguyên lý. Đó là khi một user muốn chuyển token Dogecoin từ blockchain Ethereum sang blockchain Binance Smart Chain, thường thì các bridge sẽ khoá token Dogecoin ở Ethereum của bạn và giải phóng một token Dogecoin khác ở BSC. Về bản chất thì đây không phải là giao tiếp xuyên chuyễn. Hơn nữa, giả sử bridge trung gian đó muốn gian lận thì sẽ ảnh hưởng đến Dogecoin ở cả 2 chain.

Ví dụ đơn giản là nếu bạn muốn bay từ Việt Nam sang Qatar xem chung kết worldcup 2022 để cổ vũ cho Argentina hoặc Pháp, bạn sẽ phải bay sang HongKong rồi từ HongKong mới đến được Qatar. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro nếu như HongKong có bạo loạn, covid, HongKong muốn chơi Việt Nam một vố hoặc do cơ chế pháp lý khác nhau mà bạn bị giữ lại thì heo ăn. Còn với LayerZero Protocol thì bạn sẽ được bay thẳng từ Việt Nam sang Qatar luôn.

 

KẾT LUẬN: 

Trên coinmarketcap, anh em check explorer của các dự án multichain sẽ thấy, các dự án sẽ có rất nhiều token ở các chain khác nhau. Đây là cách hoạt động của multichain. Việc phải có nhiều token dẫn đến quá trình xây dựng, phát triển và updated dự án rất phức tạp. Về phía người dùng thì làm cho thao tác DeFi bị phức tạp, và làm cho tính thanh khoản của một dự án trên một Dex bị phân mảnh, do đó tính thanh khoản cũng bị giảm đi đáng kể. Đây chính là lý do mà DEX là nhu cầu cấp thiết từ 2018 nhưng đến nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Với LayerZero Protocol, tất cả các vấn đề này đều được giải quyết.

Nguyên thủy của kỷ nguyên mật mã mới, cách mới để lưu trữ và bảo mật nội dung – Raise hơn 20 triệu USD từ AU21, OP Crypto, SALT Fund, HashKey và hơn 150 nhà đầu tư khác, được dẫn đầu bởi Distributed Global.

 

Được thành lập vào tháng 11 năm 2021 và đã khởi động các hoạt động cho đến thời điểm này, với hơn 40 nhân viên và không có vốn trước. Những người sáng lập bao gồm các cựu nhân viên của Uber, Indiegogo và Hedera Hashgraph, cũng như các giám đốc điều hành từ Coinbase và Nike. Sau hơn một năm hoạt động, Nillion lần đầu tiên ra mắt báo chí với sự kiện raise hơn 20 triệu đô la từ các nhà đầu tư lớn. VẬY, Nillion có gì hot?

  • Trustless trong blockchain có nghĩa là bạn không cần đặt niềm tin của mình vào bất kỳ người lạ, tổ chức hoặc bên thứ ba nào khác để mạng hoặc hệ thống thanh toán hoạt động. Một ví dụ đơn giản là bạn chuyển tiền cho người khác qua blockchain, mặc dù bạn không biết ai vận hành blockchain đó nhưng bạn biết chắc là tiền của bạn sẽ được gửi đến đúng nơi cần đến.
  • Permissionless  có nghĩa là bạn có thể tự do tham gia và sử dụng mạng blockchain cũng như tham gia vào sự đồng thuận mà không cần xin phép, phê duyệt hoặc ủy quyền trước.
  • Chain-agnostic thể hiện tính năng tương thích với nhiều mạng blockchains khác nhau, bao gồm cả lớp 2. Chúng có thể kết nối liền mạch vào nhiều mạng blockchain khác nhau (giao dịch, đọc và thực hiện thay đổi trạng thái) dựa trên một định dạng, khung hoặc giao diện nhắn tin duy nhất.

 

  1. Nillion là gì?

 

   Nillion là mạng NMC (Nil Message Compute – Điện toán tin nhắn Nil) hoàn toàn phi tập trung, trustless và permissionless đầu tiên dành cho web3. Công nghệ NMC của Nillion cho phép các nút trong mạng phi tập trung hoạt động theo một cách hoàn toàn khác blockchain. Không giống như blockchain, các nút mạng không chạy sổ cái bất biến. Thay vào đó, chúng được xây dựng nhằm mục đích thực hiện tính toán an toàn theo cách chịu lỗi, phi tập trung và permissoinless. Do đó mở ra các trường hợp sử dụng độc đáo và cũng có thể được sử dụng để tăng cường các blockchains hiện có.

 

   Mạng sẽ hoạt động như một tiện ích công cộng cung cấp tốc độ nhanh (gần tốc độ máy khách-máy chủ, hay nói dễ hiểu hơn là tốc độ của internet), an toàn, riêng tư, chain-agnostic và hoàn toàn phi tập trung, với mục tiêu của cả việc tăng cường các chuỗi khối hiện có và cung cấp các dịch vụ mạng gốc. Một mạng như vậy sẽ cho phép các chuỗi khối, người dùng và nhà phát triển thúc đẩy công nghệ phi tập trung phát triển cả trong các ngành được đề cập ở trên và theo những cách khác chưa được tưởng tượng.

 

2. NMC là gì?

 

   Bước đột phá về mật mã của Nillion dựa trên một cải tiến toán học mới có tên là Điện toán tin nhắn Nil (NMC), cho phép các nút trong mạng tính toán thông tin theo cách an toàn mà không cần phải gửi tin nhắn cho nhau. Không giống như blockchain, nhiệm vụ chủ yếu của các nút mạng không phải là lưu trữ dữ liệu giao dịch mà là thực hiện các tính toán an toàn theo cách có thể kiểm chứng, chịu lỗi và phi tập trung.

 

   Nil Message Compute (NMC) lấy dữ liệu một cách tùy ý rồi biến đổi (không phải mã hóa) và chia nhỏ dữ liệu đó (gọi là các hạt), sau đó phân phối các phần tử thu được trên một mạng lưới các nút. Các nút có thể lưu trữ hoặc chạy các tính toán trên các hạt đó và trả kết quả về điểm cuối để tái tạo. Các nút bị mù với bất cứ thứ gì chúng đang tính toán và vẫn chưa thể tính toán ở tốc độ máy khách-máy chủ do thiếu tính năng nhắn tin giữa các nút, điều này chỉ có ở NMC. Việc sử dụng cơ chế chia sẻ bí mật có thể xác minh được trên các đầu ra đảm bảo tái tạo chính xác kết quả bấp chấp lỗi.

 

   Cụ thể, NMC giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng với SMPC (Secure Multi-Party Computation: Tính toán đa bên an toàn – đang được sử dụng rộng rãi bởi các blockchain truyền thống). Vấn đề với SMPC là các nút phải trao đổi thông tin để tính toán đầu ra, điều này có thể rất chậm. Ví dụ: để tính toán 1 triệu phép nhân, SMPC sẽ mất tới 28 giờ. Đó là nơi NMC xuất hiện. Với NMC, các nút không phải trao đổi bất kỳ thông tin hoặc tin nhắn nào khi chúng xử lý dữ liệu. Thay vào đó, chúng có thể chạy các tính toán cục bộ ở tốc độ gần như văn bản gốc, máy khách-máy chủ (NMC nhanh hơn 1 tỷ lần so với SMPC trong trường hợp như vậy).

 

   3. NMC có giống với ZKP (Zero-Knowledge Proof) không? 

 

   Mặc dù hơi giống nhau, nhưng Zero-Knowledge Proof (ZKP) có thể được hiểu tốt nhất là một tập hợp con hạn chế hơn của NMC. ZKP được giới hạn cho hai bên và cho phép một bên chứng minh với bên kia (thông qua bằng chứng) rằng một tuyên bố đã cho là đúng mà không cần truyền đạt bất kỳ thông tin nào ngoài thực tế là tuyên bố đó thực sự đúng.

 

   Trong khi ZKP liên quan đến bằng chứng, thì NMC còn vượt xa điều đó bằng cách cung cấp khả năng tính toán cho dữ liệu bí mật. NMC cũng có thể hỗ trợ số lượng không giới hạn các bên tham gia. Với NMC, các nút trong mạng phi tập trung có thể lưu trữ dữ liệu ở mức bảo mật cao nhất và xử lý dữ liệu đó mà không cần bất kỳ cơ quan tập trung nào. Trong khi với ZKP, một bên phải nắm giữ tất cả thông tin cục bộ và các tính toán phi tập trung không thể chạy trên dữ liệu cơ bản. Khả năng lưu trữ, truyền và xử lý dữ liệu riêng tư của NMC trong một mạng phi tập trung cung cấp nhiều trường hợp sử dụng hơn đáng kể so với ZKP.

 

4. Nillion có phải là Lớp 1 không?

 

   Nillion không phải là Lớp 1 nhưng sẽ kết nối duy nhất với Lớp 1. Lớp 1 phải giải quyết cả thứ tự và giá trị để hỗ trợ các giao dịch tài chính và sổ cái công khai. Thay vào đó, Nillion chỉ tập trung vào giá trị, vì nó là một mạng được xây dựng có mục đích để tính toán và xử lý dữ liệu phi tập trung hơn là sắp xếp các giao dịch tài chính. Bằng cách chỉ tập trung vào giá trị, Nillion có thể đạt được mục tiêu nhanh hơn, nhiều hơn tính toán phi tập trung hiệu quả và có khả năng hơn.

 

   Nillion không muốn cạnh tranh với các giải pháp Lớp 1 hiện có trong các lĩnh vực mà họ có chuyên môn và đã thành công mà cụ thể là lưu trữ công khai các lệnh giao dịch. Thay vào đó, Nillion bổ sung và nâng cao các giải pháp Lớp 1 hiện có bằng cách cung cấp khả năng lưu trữ, chuyển giao và tính toán riêng, đưa tiện ích blockchain tổng thể lên một tầm cao mới.

    5. Nillion có phải là một blockchain không?

 

   Nillion là một mạng NMC cũng sử dụng kiến trúc nút phi tập trung, nhưng nó không phải là một blockchain. Không có “block” nào được tạo và mục đích của mạng không phải là để thống nhất về thứ tự giao dịch.

 

   Mặc dù các blockchain nhằm mục đích cho phép tạo sổ cái phi tập trung (ví dụ: Bitcoin), nhưng một mạng NMC như Nillion được xây dựng để thay vào đó tập trung vào tính toán và xử lý dữ liệu. Hơn nữa, trong các blockchain, mỗi nút thường chứa một bản sao đầy đủ của toàn bộ blockchain, trong khi với Nillion, mỗi nút chỉ nắm giữ một phần nhỏ những gì cần thiết để tham gia vào quá trình tính toán của nhiều bên.

 

 6. Nillion có thể cung cấp loại lợi ích nào cho các blockchain hiện có?

 

   Là một lớp xử lý an toàn riêng biệt nhưng được kết nối cho các chuỗi khối, Nillion cung cấp  nhiều lợi ích và chức năng mở rộng. Một số ví dụ cấp cao bao gồm:

  • Xử lý phi tập trung:

     Sự phổ biến ngày càng tăng của các blockchain đã dẫn đến tắc nghẽn mạng và giá xăng tăng vọt. Vấn đề là các máy phi tập trung toàn cầu hiện tại như EVM của Ethereum phải thay đổi trạng thái liên tục sau khi thực thi mã hợp đồng thông minh. Việc nhắn tin giữa các nút xảy ra để đảm bảo sự đồng thuận cuối cùng, tác động tiêu cực đến tốc độ và chi phí giao dịch. Do đó, mặc dù có thể tính toán với các hợp đồng thông minh chạy trên chuỗi khối, nhưng các vấn đề về thông lượng lại cản trở khả năng mở rộng.

 

     Nillion được xây dựng có mục đích để cung cấp xử lý phi tập trung. Nó có thể thực hiện các phép tính hiệu quả và hiệu quả hơn các chuỗi khối vì nó không yêu cầu giao tiếp giữa các nút. Trên hết, Nillion cũng có thể thực hiện các loại tính toán khác mà các chuỗi khối không thể thực hiện được, chẳng hạn như tính toán riêng tư. Quá trình xử lý phi tập trung tốt hơn và an toàn hơn mở ra bối cảnh phi tập trung cho các ngành và tương tác mới và có khả năng không mong muốn, tạo ra nhiều trường hợp sử dụng khả thi khác nhau, chẳng hạn như xử lý thanh toán riêng, ứng dụng không liên quan đến chuỗi và tích hợp sâu hơn giữa tài chính truyền thống và phi tập trung.

  • Dữ liệu riêng tư trên các blockchain công khai:

     Việc thiếu quyền riêng tư trên các blockchain hạn chế tiềm năng mở rộng của các hệ thống blockchain hiện tại trong các trường hợp sử dụng khi dữ liệu riêng tư bị đe dọa. Một số ngành và trường hợp sử dụng yêu cầu quyền riêng tư nếu họ áp dụng các giải pháp phi tập trung. Trong khi đó, tất cả dữ liệu trên mạng Nillion được chuyển đổi và lưu trữ trên mạng với Information-Theoretic Security (đề cập đến tính bảo không thể phá vỡ ngay cả với sức mạnh tính toán vô hạn). Do đó, gần như không thể rò rỉ thông tin. Danh tính thực của người dùng không thể được suy ra như trên các chuỗi khối công khai. Do đó, Nillion cung cấp một giải pháp mới để quản lý an toàn dữ liệu riêng tư trên mạng công cộng.

  • Khả năng tương tác:

     Các Chương trình Đa bên (MPP: Multi-Party Programs) chạy trong Lớp Meta của Nillion có thể được sử dụng để liên kết các hệ thống phức tạp bao trùm các chuỗi và giao thức, cung cấp giàn giáo cho cầu nối, trình tổng hợp thanh khoản và DEX xuyên chuỗi. Giá trị có thể được kết nối và giữ trên mạng, tạo thêm không gian thiết kế cho các ứng dụng không liên quan đến chuỗi và cung cấp cho người dùng quyền truy cập theo yêu cầu vào thanh khoản trên bất kỳ chuỗi nào. Ví dụ: trường hợp sử dụng chính được MPP kích hoạt là tạo ví đa chuỗi. Người dùng có thể lưu trữ khóa riêng của họ một cách an toàn từ các chuỗi khác nhau trong một ví hợp nhất, phi tập trung tương thích với nhiều Lớp 1 khác nhau.

  • Giải pháp mở rộng

     Nillion có thể trở thành sidechain và giải quyết sự đánh đổi hiện tại giữa thông lượng sidechain và bảo mật. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng cơ chế thỏa thuận của Nillion, tức thì và không yêu cầu các nút trao đổi bất kỳ thông báo nào. Do đó, một sidechain được kích hoạt bởi Nillion có thể đảm bảo thỏa thuận với nhiều nút (bảo mật cao) với tốc độ của một giải pháp tập trung (thông lượng cao).

 

7. Tại sao Nillion khiến mã hóa trở nên lỗi thời?

 

     Các giải pháp dữ liệu nhạy cảm hiện tại hầu như chỉ dựa vào mã hóa truyền thống. Mặc dù mã hóa đã từng là một giải pháp phù hợp để bảo vệ dữ liệu, nhưng những tiến bộ về sức mạnh tính toán hàng ngày đã làm tăng đáng kể khả năng tin tặc vượt qua cả mã hóa tiên tiến nhất.

 

     Mã hóa cũng được đặc trưng bởi các lỗ hổng khác. Để giải mã một tin nhắn, cần có khóa riêng, tạo ra vấn đề bảo quản khóa. Mã hóa truyền thống cũng không thể xử lý dữ liệu ở dạng mã hóa. Dữ liệu phải được giải mã trước, xử lý và sau đó được mã hóa lại, tạo ra một vectơ tấn công.

 

     Sự xuất hiện của HE (Homomorphic Encryption – mã hoá đồng hình: một dạng mã hóa cho phép người dùng thực hiện tính toán trên dữ liệu được mã hóa mà không cần giải mã trước. do đó không cần phải truy cập secret key mới có thể thực hiện tính toán) giải quyết những lo ngại đó; tuy nhiên, chi phí tính toán cao phát sinh khiến HE không khả thi về mặt thương mại. Công nghệ NMC của Nillion an toàn hơn nhiều so với mã hóa vì nó không phụ thuộc vào sức mạnh tính toán. Do đó, ngay cả các máy tính lượng tử có sức mạnh tính toán lớn hơn đáng kể cũng sẽ không thành công trong việc xâm nhập vào mạng Nillion. Hơn nữa, NMC không yêu cầu dữ liệu cơ bản phải được giải mã để được xử lý. Thay vào đó, dữ liệu được xử lý dưới dạng các hạt không thể nhận dạng và không tiết lộ thông tin cơ bản. Do đó, mạng Nillion có thể lưu trữ và xử lý dữ liệu riêng tư bằng ITS, tạo ra một mạng có khả năng khiến mã hóa trở nên lỗi thời trong tương lai.

 

 

KẾT LUẬN: Có vẻ như Nillion sẽ hoạt động giống một giao thức hoặc sidechain hơn là một blockchain, điều đó cũng có nghĩa là với sự ra đời của Nillion, các mạng lưới blockchain riêng lẻ hiện tại sẽ được tăng cường về độ bảo mật, tăng tốc độ giao dịch, thêm tính năng bảo vệ quyền riêng tư và quan trọng nhất là chúng có thể giao tiếp được với nhau. Trên thị trường, nếu LayerZero Protocol, một giao thức lớp 0 rất đình đám với thương hiệu OMNICHAIN (giúp các blockchain giao tiếp liền mạch với nhau) thì giờ đây, Nillion không chỉ giúp các blockchain giao tiếp liền mạch với nhau mà còn hỗ trợ và cường hoá sức mạnh cho họ. Hiện LayerZero Protocol đang được định giá 3 tỷ đô la (3 billion USD) với Dapp đình đám đầu tiên là Stargate Finance. Với những tính năng vượt trội và ứng dụng rộng rãi, Nillion chắc chắn sẽ lọt top 10 coinmarketcap sau khi lên sàn.

 

Thông tin chi tiết về Nillion:

Dự án tỷ đô Hooked Protocol – 4 lý do nên đầu tư và 3 lý do chưa nên mua HOOK. Nghe có vẻ mâu thuẫn???

Hooked Protocol đang xây dựng layer on-ramp (cho phép dùng tiền pháp định để mua tiền điện tử, ngược lại là off-ramp) nhằm giúp ứng dụng Web3 rộng rãi hơn, cung cấp các sản phẩm Learn & Earn phù hợp cũng như cơ sở hạ tầng tích hợp cho người dùng và doanh nghiệp để bước vào thế giới mới của Web3.

 

Nói đơn giản cho dễ hiểu thì ngoài việc hỗ trợ user dùng tiền mặt để mua crypto, HOOK còn có các sản phẩm giúp mọi người vừa tiếp cận và tìm hiểu thế giới crypto vừa kiếm được tiền. Sẽ có nhiều cấp độ kiến thức khác nhau (từ cơ bản đến nâng cao: có vẻ giống IMB DAO nhỉ) giúp mọi người hiểu rõ hơn và sâu hơn về crypto và blockchain.

 

Để biết thêm về tầm nhìn và các sản phẩm của HOOK cũng như roadmap, tokenomics, các thành tựu đã đạt được,… ae có thể xem bài review chi tiết ở cuối bài viết. Bài viết này mình chỉ tập trung phân tích các lý do nên mua HOOK, tại sao chưa nên mua vào lúc này và khi nào là thời điểm phù hợp để mua và hold HOOK.

 

4 lý do nên đưa HOOK vào danh sách các coin cần theo dõi để mua:

 

  1. Hook bán public sale thông Binance Launchpad, vì đã được Binance kiểm duyệt rồi nên khả năng nói được làm được cao hơn chứ không chỉ là đơn thuần chém gió, vẽ cho đẹp để úp bô.
  2. Là dự án duy nhất trên sàn Binance làm về mảng Learn To Earn. Thật ra, mảng Learn To Earn này Coinmarketcap đã làm rồi, và nó có tên là Learn & Earn, một version khác của Play To Earn, nhưng ít mang tính giải trí và thắng thua hơn P2E. Thường thì khi học ae phải đóng học phí, còn với L2E, ae có vừa thêm kiến thức vừa kiếm được tiền => vừa phát triển bản thân vừa kiếm được tiền => quá thơm.
  3. Số lượng holder còn ít: theo bscscan lúc 02:46, ngày 12/12/2022 (HaNoi time) thì HOOK có khoảng 1,175 holders đang nắm giữ Hook token.
  4. Marketcap khoảng 100 triệu USD. Thật ra, ở thời điểm thị trường ảm đạm thì 100 triệu USD cũng khá là lớn. Tuy nhiên, vì là dự án mới ra mắt nên ít người hold, token phần lớn nằm trong tay các quỹ Ventures Capital, market makers và nằm trong tay sàn nên khả năng vẫn có thể đẩy được. Một lý do khác là GMT, token quản trị của StepN, lúc list sàn cũng tầm 80 triệu USD, xấp xỉ với HOOK. Lúc ATH thì marketcap của GMT hơn 2,4 tỷ USD. Nên ở mức cap này của HOOK vẫn kỳ vọng có thể đẩy được.

 

 

3 lý do không nên mua HOOK vào lúc này:

 

  1. Bitcoin đang lấp lững và hỗ trợ gần nhất là 11,000 USD. Hiện tại Bitcoin có giá 16,000 USD. Và một điều mà ai cũng biết đó là BTC mà giảm 1 thì altcoin giảm 10.
  2. Sàn Binance là một sàn lớn và rất có sức ảnh hưởng. Điều đó cũng có nghĩa là Launchpad của Binance sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý và quan tâm. Vì HOOK cũng vừa mới bán public trên Launchpad của Binance xong chưa lâu nên mọi người vẫn còn mua hold nhiều. Chả có cá voi nào điên đẩy một dự án đang nhiều người hold lên để nhà đầu tư chốt cả. Nên khả năng HOOK sẽ tụt thêm để nhà đầu tư cắt lỗ (quá hợp lý với nhịp giảm của Bitcoin từ 16k về 11k), chuyển sự chú ý qua các dự án khác và rồi quên cmn luôn.
  3. Holder đang ít nhưng sẽ có nhiều người canh giảm để mua nên trong quá trình down sẽ tăng thêm số lượng holder đu con HOOK này. Tuy nhiên khi holder bán thì BSCSCAN lại không updated nên đôi khi “nhìn vậy mà không phải vậy”.
  4. Dapp Wild Cash vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa ra sản phẩm chính thức nên dòng tiền chảy vào dự án vẫn chưa nhiều, market maker cũng chưa có động lực đẩy giá.

 

Vậy nên mua HOOK vào lúc nào?

 

Đơn giản, cứ men theo các lý do không nên mua là tìm ra được thời điểm mua à:

  1. Bitcoin ổn định, tăng được thì càng tốt.
  2. Giá HOOK tích luỹ sau một đợt giảm sâu.
  3. Sàn Binance có một vài dự án pump để giảm bớt sự chú ý vào HOOK và làm mất sự kiên nhẫn của HOOK holders.
  4. Dapp ra bản chính thức. Lúc này có thể Market Maker sẽ đẩy giá HOOK để kéo users tham gia sử dụng Dapp.

 

 

AE thấy hợp lý thì chia sẻ về cho bạn bè và người thân cùng tham khảo. Nhớ để mọi tụi mình thấy được sự giúp đỡ của bạn ở mục bình luận bên dưới nha, có thêm quan điểm hay thông tin nào thì mạnh dạn comment nha.

 

 

Review chi tiết về Hooked Protocol:

 

Bài viết của Binance

 

 

Hoặc video của C98