Chắc là anh em đã hiểu rõ khái niệm blockchain và cách hoạt động của nó rồi. Có một sự thật thú vị là mặc dù bitcoin ra đời từ năm 2009, nhưng khá niệm “Sổ Cái Phi Tập Trung”, cơ sở hình thành của blokchain, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1982 bởi David Chaum trong luận văn “Hệ thống máy tính được thiết lập, duy trì và tin cậy bởi các nhóm đáng ngờ lẫn nhau” của ổng.
Cũng tầm khoảng thời gian đó, khái niệm “Tính toán an toàn đa bên” cũng được hình thành. Tính toán an toàn đa bên, tiếng anh là Secure Multi-Party Computation (SMPC, còn được gọi là MPC), là phương pháp để các bên cùng nhau tính toán một chức năng đối với đầu vào của họ trong khi vẫn giữ nguyên các đầu vào đó riêng tư. Dễ hiểu hơn, trong ví dụ 100 người cùng làm việc trong kho hàng, bây giờ 100 người đó muốn tìm ra mức lương cao nhất trong số họ mà không tiết lộ cho nhau biết mỗi người kiếm được bao nhiêu, phương pháp tìm ra đáp án dựa trên các điều kiện này chính là SMPC.
Tại sao mình là nhắc đến SMPC?
SMPC thật ra không liên quan gì đến blockchain cả, vì các hạn chế của nó nên khó có thể biến nó thành một blockchain. Tuy nhiên, như ví dụ mình đã đưa ra, SMPC có hiệu quả cực kỳ tốt tốt trong việc che dấu thông tin người dùng, điều mà blockchain không làm được. Đó là lý do Coinbase mua lại Unbound Security
Hiểu rõ Zero KnowLedge chỉ trong 3 Dòng!!!
Zero KnowLedge là một phương pháp mà một bên có thể chứng minh cho một bên khác rằng một tuyên bố là đúng mà không hề truyền đạt bất kỳ thông tin gì khác. Nói đơn giản là kiểu: “Tao nói nó đúng, thì là nó đúng”. Và bên nghe chỉ việc nghe theo mà thôi. (Nghe giống SMPC đúng hông?)
Để làm được điều này thì trong ZK sẽ có những quy ước/điều kiện chung giữa bên chứng minh và bên xác minh. Để khi bên chứng minh đưa ra tuyên bố, bên xác minh thấy nó khớp với các quy ước ban đầu và biết là tuyên bố đó là đúng.
Vậy SMPC và ZK thì liên quan éo gì đến việc Nillion x100?
Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng, mục đích chính của blockchain là để lưu trữ dữ liệu an toàn và đảm bảo dữ liệu đó luôn đúng. Chính vì việc các nodes đưa cho nhau các chứng từ xuất/nhập kho để xác minh dữ liệu rồi mới lưu trữ nên chả có tí bảo mật nào cả. Do đó, blockchain cần áp dụng thêm Zero KnowLedge để gia tăng quyền riêng tư cho user.
Tuy nhiên, các xử lý dữ liệu của blockchain là mã hoá dữ liệu. Ví dụ thuật toán SHA256 của Bitcoin sẽ mã hoá từ “Chào buổi sáng” thành một chuỗi mã kiểu 90a90a48e23dcc51ad4a821a301e3440ffeb5e986bd69d7bf347a2ba2da23bd3 . Cách bảo mật này gọi là bảo mật có điều kiện. Điều kiện ở đây là gì?
Đúng vậy. Bảo mật của blockchain là bảo mật đi kèm điều kiện: “Sức mạnh tính toán và thời gian có hạn”. Nếu có một hệ thống máy tính với sức mạnh tính toán cực kỳ lớn thì blockchain không còn an toàn nữa. Theo nghiên cứu thì với sức mạnh của kỹ thuật hiện tại thì kiểu mã hoá của blockchain không thể bị phá giải. Nhưng đã có nhiều cảnh báo từ các nhà khoa học là trong tương lai, máy tính lượng tử hoàn toàn có thể phá giải được blockchain. Cũng vì mấy tuyên bố này nên thị trường đã tồn tại một số dự án blockchain chống lại máy tính lượng tử , tuy nhiên chỉ với ưu điểm này (tương lai xa) mà bỏ qua các giải pháp hiện tại cho blockchain nên các dự án này vẫn chưa được phổ biến, kiểu như bọn này suy nghĩ viển vông ấy.
Nillion x100 là điều chắc chắn?
Raised 20 triệu USD làm Nillion x100? => KHÔNG!!!
Đây mới chính là lý do:
Nillion không mã hoá dữ liệu (bảo mật bằng mã hoá là bảo mật có điều kiện). Nillion đánh dấu và che giấu dữ liệu (gọi là yếu tố làm mù). Sau đó “băm ra thành trăm mảnh” và phát tán đi tới hàng tỷ nodes. “Hàng trăm mảnh” ở đây là mình thuận mồm nói vui thôi nha, chứ đúng của nó là băm ra rất rất nhiều mảnh siêu nhỏ mà Nillion gọi là “hạt”. Chữ “hạt” này là lấy từ ý tưởng “hạt nguyên tử”, “hạt vật chất” nên Nillion còn gọi cách xử lý dữ liệu của nó là xử lý nguyên tử. Cách Nillion đánh dấu và che dấu dữ liệu, trong WPP (WhitePaper) của Nillion gọi là OTM (One-Time Mask) với yếu tố làm mù. Còn cách Nillion băm nhỏ dữ liệu và phát tán tới hàng tỷ nodes trong WPP của Nillion gọi là LSS (Linear Secret Sharing, lấy ý tưởng từ thuật toán Shamir’s secret sharing).
Dữ liệu trong Nillion sẽ chỉ được khôi phục khi có yếu tố làm mù, mà muốn có được yếu tốn làm mù thì phải thu thập đủ 100% các hạt. Mà muốn thu thập đủ 100% cách hạt thì phải hack được hàng tỷ node mà phải chọn cho đúng nodes mới thu thập đủ hạt nha (do các nodes được chọn một cách ngẫu nhiên giữa tập hợp hàng tỷ nodes). Vì vậy, OTM và LLS đều là hai phương pháp mã hoá không thể bẻ khoá. Nên Nillion được xem là có tính “bảo mật vô điều kiện” (ITS: Information-theoretic security), ngược lại với cách bảo mật có điều kiện của blockchain. Do đó, Nillion tuyên bố là kháng lượng tử: không thể bị phá giải kể cả máy tính lượng tử trong tương lai 10, 100 hay 1000 năm tới. Lý do Nillion xịn hơn blockchain là vì blockhain còn có nguy cơ bị tấn công 51%. Còn Nillion nó phát tán dữ liệu đi tùm lum, muốn phá giải thì phải thu thập không được thiếu hạt nào, còn thiếu là còn không khôi phục được dữ liệu.
Dựa vào định hướng và cách thực hoạt đông của mình, Nillion vượt trội hơn mọi blockchain hiện tại:
- Nhanh hơn blockchain truyền thống: Yếu tố làm nên blockchain là đồng thuận, ít nhất 51% tổng số các nodes thống nhất thông tin là hợp lệ rồi mới được lưu trữ vào cây Merkle của blockchain. Các nodes trong blockchain vừa phải xử lý, vừa giao tiếp để đồng thuận, vừa phải đưa dữ liệu đi lưu trữ nữa nên blockhain ngày càng trởn nên chậm chạp. Còn trong Nillion, đèn nhà ai nhà ấy rạng, mỗi nodes sau khi nhận thông tin xong là xử lý rồi lưu trữ luôn không cần đồng thuận => Nhanh hơn lần 1. Thêm nữa là dữ liệu đã được “băm ra thành trăm mảnh” rồi nên giảm tải được rất nhiều, còn trong blockchain thì mỗi nodes đều phải ôm một cục dữ liệu to chà bá (chưa được cắt nhỏ) => Nillion nhanh hơn lần 2. Vậy nên, Nillion nhanh hơn blockchain không phải theo cấp số nhân nữa, MÀ LÀ cấp luỹ thừa,ngang hàng mới tốc độ internet là hoàn toàn khả thi.
- Khả năng mở rộng là không có giới hạn, và dễ dàng hơn blockchain.
- Vì là cải tiến SMPC nên Nillion bảo vệ quyền riêng tư tốt như Zero Knowledges, nhưng tốc độ xử lý nhanh hơn ZK, fee giao dịch rẻ hơn ZK, dễ triển khai hơn ZK và chi phí triển khai rẻ hơn ZK.
- Nillion có thể được xem như là một Layer2 của mọi blockchain. Layer2 của ETH sẽ tập trung xử lý giao dịch, còn lưu trữ và đồng thuận dữ liệu có ETH lo. Còn Nillion là Layer2 của mọi blockchain, hỗ trợ mọi blockchain Layer1 về xử lý giao dịch; nó đồng nghĩa nhưng rộng lớn hơn và bao hàm cả Layer2 của Ethereum.
- Không có đối thủ: kế thừa tính bảo mật bất chấp mọi điều kiện ITS (Information-theoretic security), Nillion không sợ bị bẻ khoá, không sợ bị tấn công 51%, không sợ máy tính lượng tử bất chấp công nghệ này phát triển nhanh đến mức nào.
KẾT LUẬN:
- Nil Message Compute (NMC), công nghệ tự đặt tên của Nillion, sẽ là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên google trong thời gian sắp tới (hôm nay là ngày 04/03/2022, anh em cứ để ý xem).
- Polygon x100, Arbitrum 3,35 tỷ đô TVL , Optomism 1,88 tỷ đô TVL ,…, Total Layer2 trên ETH 6,2 tỷ đô TVL, chỉ mới là Layer2 của Ethereum thôi đã fomo vkl rồi . Giờ Layer2 của mọi blockchain (đã bao gồm cả ETH) thì fomo cỡ nào nữa?
- Project Seed (Game NFT multichain, launch trên Solana cùi bắp) x400 lần giá ICO. Còn Nillion ứng dụng rộng rãi, lại còn đánh bại blockchain về mọi mặt nữa thì x400 có ít không?
Add a Comment