Kiến thức Blockchain từ Mẫu Giáo đến Cao Học và Lý do kèo x100 lần hoàn toàn có khả năng x100!- Phần 1.

Phần này sẽ là phần cơ bản nhất, và mình sẽ diễn tả theo ý cách đơn giản nhất sao cho bà bán rau ngoài chợ cũng hiểu được.

 

Mình sẽ đưa ra ví dụ về việc kiểm kê lượng hàng hoá của một kho hàng. Giả sử một kho hàng có tổng cộng 100 người làm việc tất cả.

 

Cơ chế hoạt động của Blockchain.

  1. Đối với cách quản lý truyền thống: Anh A được bổ nhiệm vị trí quản lý kho. Anh A sẽ ghi chép sổ sách và thống kê lượng hàng hoá xuất kho cũng như nhập kho trong một ngày. Cách quản lý này thường phải tìm kiếm một người thật sự đáng tin cậy và được việc. Dù vậy vẫn khó tránh khỏi việc anh A cố tình ghi sai lượng hàng hoá xuất/nhập kho để tuồn ra ngoài bán, phục vụ cho lợi ích cá nhân.
  2. Đối với blockchain: Tất cả 100 người đều đóng vai trò vừa đóng gói, xử lý, vận chuyển hàng hoá. Đồng thời, tất cả 100 người này đều có một cuốn sổ riêng ghi chép dữ liệu xuất/nhập kho. Khi anh A hoặc một cá nhân bất kỳ muốn gian lận, anh buộc phải thông đồng với ít nhất 50 người nữa để số liệu ghi chép ở 51 sổ đều giống nhau, và khi đối chiếu số liệu thì phần thắng sẽ thuộc về số đông. Điều này là cực kỳ khó, bởi vì nó đòi hỏi sự tin tưởng tuyệt đối và đồng lòng với nhau. Mỗi cuốn số ghi chép trong số 100 cuốn sổ khác nhau của 100 người này, trong blockchain được gọi là một block, các block kết nối với nhau thành một chuỗi dài các block theo hình dạng cây Merkle và được gọi là blockchain.

 

Thế nào là Multichain và Crosschain

Giả sử kho hàng đó là kho của một công ty đa quốc gia, và mỗi quốc gia chỉ có một kho hàng/nhà máy. Nghĩa là sẽ còn nhiều nha kho khác ở các quốc gia khác nữa cùng lưu trữ các loại hàng hoá tương tự nhau (vì cùng một công ty. Ví dụ: Gà Rán KFC).

  1. Một dự án multichain là công ty đa quốc gia đó. Mỗi kho ở mỗi quốc gia sẽ có ngôn ngữ riêng, nhưng về chủng loại hàng hoá, quy tắc vận hành và cách quản lý thì cơ bản giống nhau. Trong ví dụ này, mỗi kho sẽ là một chain riêng. Các token trên các chain mặc dù khác nhau về ngôn ngữ lập trình và cách giao tiếp trong nội bộ chuỗi, nhưng chức năng của token, quy tắc vận hành và quản lý là cơ bản giống nhau.
  2. Một dự án crosschain (crosschain bridge) sẽ là công cụ giúp các kho, mặc dù ở các quốc gia khác nhau (dẫn đến nhiều thứ khác nhau), nhưng vẫn vận chuyển hàng hoá lui tới cho nhau được mà vẫn đảm bảo các sổ ghi chép đều đúng.

 

Trong phần 2, mình sẽ nói thêm về vấn đề mở rộng (scalable), về Sharding (Near, Solana) và tại sao Polygon (Matic) x100 lần, Solana x250 lần trong năm 2021. AE hiểu được điều này sẽ hiểu được tại sao LayerZero sẽ chắc chắn và liên tục nằm trong 10 coinmarketcap sau khi lên sàn cho đến 2025. Hiểu được phần này đóng vai trò rất quan trọng để ae hiểu được lý do kèo x100 lần chắc chắn sẽ x100.

Tags: No tags

3 Responses

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *